cau 8:qua trinh day hoc:kn,ban chat,cau truc,su van dong

1. Khái niệm về quá trình dạy học
1.1. Định nghĩa:
QTDH là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.

Từ khái niệm trên ta thấy trong QTDH, hoạt động dạy và hoạt động học liên hệ mật thiết với nhau, diễn ra đồng thời và phối hợp chặt chẽ, tạo nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạt động học, từ đó tạo nên hiệu quả cho QTDH.

1.2. QTDH là một hệ thống toàn vẹn
+ Khái niệm hệ thống toàn vẹn: Là một hệ thống bao gồm các thành tố liên hệ, tương tác với nhau tạo nên chất lượng mới.

+ Khi xem xét QTDH ở một thời điểm nhất định, nó bao gồm những thành tố như: Mục đích DH, nội dung DH, PP, PT DH, giáo viên, học sinh… Các thành tố này có quan hệ mật thiết với nhau: MĐ dạy học định hướng cho các thành tố khác trong QTDH, mục đích này được hiện thực hóa bằng nội dung DH. Người GV với hoạt động dạy của mình, với những PP, PT HTTC DH tác động đến động cơ của người học để thúc đẩy người học học tập. Sự tác động lẫn nhau giữa GV và HS sẽ tạo nên kết quả dạy – học. Mặt khác hoạt động dạy và học còn chịu sự tác động của môi trường bên ngoài xã hội (kinh tế, văn hóa, KHCN…). Môi trường tạo nên sự thuận lợi hay không thuận lợi cho QTDH.

1.3. Bản chất của QTDH
Bản chất của QTDH là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh.
* Trước tiên, ta khẳng định học là một hoạt động nhận thức. Vậy thế nào là hoạt động nhận thức?
Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào não người – đó là sự phản ánh tâm lý của con người bắt đầu từ cảm giác đến tư duy, tưởng tượng. Sự học tập của học sinh cũng là quá trình như vậy. Đó là sự phản ánh đi trước, có tính chất cải tạo mà mức độ cao nhất là sự sáng tạo. Sự phản ánh đó bị khúc xạ qua lăng kính chủ quan của mỗi người (như qua kinh nghiệm, nhu cầu, hứng thú…), và đó là sự phản ánh tích cực của mỗi chủ thể.

- Quá trình học tập của học sinh cũng diễn ra theo công thức của V.I.Leenin về quá trình nhận thức: “Từ  trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”.

* Tuy nhiên, trong QTDH, nhận thức của học sinh còn thể hiện tính độc đáo, cụ thể như sau:

- QT nhận thức của học sinh không phải là quá trình tìm ra cái mới cho nhân loại mà chủ yếu là sự tái tạo những tri thức của loài người đã tạo ra.

- QT nhận thức của học sinh không diễn ra theo con đường mò mẫm, thử và sai như quá trình nhận thức nói chung của loài người, mà diễn ra theo con đường đã được khám phá, được những nhà xây dựng chương trình, nội dung dạy học gia công sư phạm. Vì vậy, trong một thời gian nhất định, học sinh có thể lĩnh hội khối lượng tri thức rất lớn một cách thuận lợi.

- QT học tập của học sinh phải tiến hành theo các khâu của QTDH.

- QT nhận thức của học sinh trong QTDH diễn ra dưới vai trò chủ đạo của người giáo viên cùng với những điều kiện sư phạm nhất định.

Kết luận: Như vậy bản chất của QTDH là hoạt động nhận thức độc đáo của học sinh.

Động lực của quá trình dạy học

3.1. Khái niệm:

- Theo Triết học duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện tượng không ngừng vận động và phát triển. Sở dĩ như vậy là do có sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, nghĩa là do có mâu thuẫn bên trong và bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong là nguồn gốc của sự phát triển, mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện của sự phát triển.

- QTDH tồn tại như một hệ thống toàn vẹn, nó luôn phát triển để đạt đến chất lượng mới. Có điều đó là do trong lòng nó luôn chứa đựng các mâu thuẫn và các mâu thuẫn này luôn được giải quyết.

Vậy động lực của QTDH là kết quả giải quyết tốt các mâu thuẫn bên trong và bên ngoài của quá trình đó.

3.2. Các loại mâu thuẫn của QTDH

+ Mâu thuẫn bên trong: Là mâu thuẫn giữa các nhân tố trong QTDH với nhau hoặc mâu thuẫn giữa các yếu tố trong từng nhân tố.

Việc giải quyết loại mâu thuẫn này tạo ra động lực cho sự phát triển của toàn hệ thống.

+ Mâu thuẫn cơ bản: Là mâu thuẫn giữa một bên là nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra và một bên là trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và trình độ phát triển trí tuệ hiện có của người học. Mâu thuẫn cơ bản này tồn tại suốt từ đầu đến cuối quá trình, việc giải quyết các mâu thuẫn khác, xét cho cùng đều phục vụ cho việc giải quyết nó.

+ Mâu thuẫn bên ngoài: Là mâu thuẫn giữa các nhân tố của QTDH với các yếu tố của môi trường xung quanh.

3.3.Các điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực

- Mâu thuẫn phải được người học ý thức đầy đủ và sâu sắc

- Mâu thuẫn phải là khó khăn vừa sức

- Mâu thuẫn phải do tiến trình dạy học dẫn đến.

4. Logic của quá trình dạy học

4.1. Khái niệm

Logic của QTDH là trình tự vận động hợp quy luật của quá trình đó, nhằm đảm bảo cho học sinh đi từ trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ tương ứng từ lúc bắt đầu nghiên cứu môn học (hay một đề mục nào đó), đến trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và trình độ nhận thức, đặc biệt là năng lực trí tuệ, tương ứng với lúc kết thúc môn học  (hay một đề mục nào đó của môn học).

Logic của QTDH là hợp kim của logic môn học và logic nhận thức.

4.2. Các khâu của QTDH

- GV đề xuất vẫn đề, gây cho học sinh ý thức nhiệm vụ học tập.

- Tổ chức, điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới

- Tổ chức, điều khiển học sinh củng cố tri thức

- Tổ chức, điều khiển học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo

- Tổ chức, điều khiển kiểm tra, đánh giá việc nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống của học sinh và tổ chức cho họ tự kiểm tra, tự đánh giá.

- Phân tích kết quả từng giai đoạn, từng bước nhất định của quá trình dạy học.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: