8. Nội dung cơ bản của giá trị thặng dư:

1. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản:

    Tiền với tư cách là tiền và tiền với tư cách là tư bản chỉ khác nhau về hình thái vận động trong lưu thông. Vì vậy, muốn biết đồng tiền nào trở thành tư bản thì phải so sánh 2 công thức lưu thông: lưu thông hàng hóa giản đơn (H-T-H) và lưu thông hàng hóa tư bản chủ nghĩa (T-H-T’). Hai công thức này đều phản ánh sự vận động của nền sản xuất hàng hóa, nên có những điểm giống nhau về hình thức là: có 2 hành vi đối lập nhau: mua và bán; có 2 nhân tố vật chất giống nhau: hàng và tiền; biểu hiện mối quan hệ giữa 2 người: người mua và người bán. Tuy nhiên, 2 công thức này phản ánh 2 nền kinh tế ở trình độ khác nhau, nên chúng có những điểm khác nhau thuộc về bản chất: điểm xuất phát và kết thúc của công thức H-T-H đều là hàng, còn điểm xuất phát và kết thúc của công thức T-H-T’ đều là tiền; giá trị sử dụng của điểm xuất phát và điểm kết thúc của công thức H-T-H có sự khác nhau về chất, còn giá trị của điểm xuất phát và kết thúc của công thức T-H-T’ giống nhau về chất; giá trị của điểm xuất phát và kết thúc của công thức H-T-H bằng nhau về lượng, còn giá trị của điểm xuất phát và kết thúc của công thức T-H-T’ khác nhau về lượng; mục đích của công thức H-T-H là giá trị sử dụng, còn mục đích của công thức T-H-T’ là tăng thêm giá trị hay đạt được giá trị thặng dư; sự vận đông của công thức H-T-H là có giới hạn, còn sự vận động của công thức T-H-T’ là không có giới hạn.

    Tóm lại, đồng tiền nào vận động theo công thức T-H-T’ là tư bản, người chủ đồng tiền đó là nhà tư bản. T-H-T’ là công thức chung của tư bản, vì mọi loại tư bản đều vận động theo công thức đó.

    Theo C.Mác, mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là: tư bản không thể xuất hiện từ trong lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông.

     Để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản, phải lấy những quy luật nội tại của lưu thông hàng hóa làm cơ sở, tức phải lấy việc trao đổi hàng hóa sức lao động giữa công nhân và tư bản làm cơ sở.

Giá trị sử dụng hàng hóa sưc lao động là nguồn gốc của giá trị và giá trị thặng dư, nghĩa là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn chung của tư bản. Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.

2.Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong xã hội tư bản

Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Quá trình đó nhà tư bản tiêu dung sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua, nên nó có đặc điểm:

Một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, lao động của anh ta thuộc về nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất và được nhà tư bản sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

Hai là, sản phẩm do lao động của công nhân tạo ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.

Nhờ đặc điểm này mà nhà tư bản chiếm đoạt được giá trị thặng dư của công nhân.

Để hiểu quá trình sản xuất giá trị thặng dư ,chúng ta lấy việc sản xuất sợi của nhà tư bản làm ví dụ:

Giả định để sản xuất ra 10kg sợi, cần 10kg bông và giá nó là 10 đô la. Để biến bông đó thành sợi, một công nhân phải lao động 6h và hao mòn máy móc là 2 đô la. Giá trị sức lao động trong 1 ngày là 3 đô la và ngày lao động là 12h, trong một giờ lao động , người công nhân tạo ra một lượng giá trị là 0,5 đô la.

Với giả định như vậy ,nếu nhà tư bản chỉ bắt công nhân làm việc 6h ,thì nhà tư bản phải ứng ra 15 đô la . Như vậy , nếu quá trình lao động  chỉ kéo dài đến cái điểm tư bản bù đắp lại giá trị sức lao động (6 giờ ), tức là bằng thời gian lao động tất yếu ,thì chưa có giá trị thặng dư ,do đó tiền chưa biến thành tư bản .

Trong thực tế quá trình lao động không dừng lại ở điểm đó. Giá trị sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và giá trị sức lao động của công nhân tạo ra cho nhà tư bản là 2 đại lượng khác nhau ,mà nhà tư bản đã tính đến trước khi mua sức lao động. Nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động trong một ngày (12 giờ). Việc sử dụng sức lao động trong ngày đó là thuộc quyền của nhà tư bản .

Nếu nhà tư bản bắt công nhân lao động trong 12 giờ trong ngày như đã thỏa thuận thì : toàn bộ chi phí của nhà tư bản bao gồm tiền mua bông, tiền hao mòn máy móc , tiền mua sức lao động của công nhân là 27 đô la. Còn giá trị sản phẩm mới (sợi) bao gồm giá trị tư liệu sản xuất và giá trị mới do công nhân tạo ra là 30 đô la.

Nếu lấy giá trị mà nhà tư bản thu được sau khi bán hàng hóa trừ đi chi phí sản xuất thì tư bản thu được lời 3 đô la. Đó chính là giá trị thặng dư do công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất .

Từ sự nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể rút ra các kết luận sau đây:

Một là, giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt. Ký hiệu bằng chữ M.

Hai là, ngày lao động của công nhân trong xã hội tư bản được chia thành hai phần : phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động cần thiết , phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư ,đó là thời gian công nhân tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

Ba là, sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta thấy được mâu thuẩn trong công thức chung của tư bản đã được giải quyết. Việc chuyển hóa của tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lưu thông. Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hóa đặc biệt ,đó là hàng hóa sức lao động. Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hóa trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất ra giá trị thặng dư.

Qua sự nghiên cứu trên có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê. Bản chất tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xã hội trong đó tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân.

Tuy nhiên, tronng thực tế các nhà tư bản thường cho rằng giá trị thặng dư là do máy móc của họ tạo ra chứ không phải công nhân.

Để hiểu hơn nữa bản chất của tư bản cúng ta cần tìm hiểu lý luận về tư bản bất biến và tư bản khả biến.

Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái giá trị các tư liệu sản xuất, trong quá trình sản xuất nó không thay đổi về lượng giá trị ,nó là điều kiện cần thiết để tạo ra giá trị thặng dư.

Tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái giá trị sức lao động, trong quá trình sản xuất nó tăng thêm. Nó là nguồn gốc của giá trị thặng dư.

Trình độ và quy mô bóc lột lao động của tư bản được biểu hiện ở tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.

Tỷ suất giá trị thặng dư là tỉ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến.

Để sản xuất ra giá trị thặng dư, tư bản sử dụng hai phương pháp: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối.

Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động xã hội ,giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi .

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách tăng năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện đội dài ngày không thay đổi.

Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong qua trình phát triển của chủ nghĩa tư bản . Tuy nhiên, trong gian đoạn hiệp tác đơn giản và công trường thủ công, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là chủ yếu , còn giai đoạn máy móc đại công nghiệp ,phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối  là chủ yếu .

Muốn tăng năng suất lao động phải cải tiến kỹ thuật, xí nghiệp nào đi đầu trong việc ứng dụng kỹ thuật sẽ thu được giá trị thặng dư siêu ngạch.

Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được do áp dụng được công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá tri cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó

Sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành tư bản – tích lũy tư bản.

Thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.

Địa tô tư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nạp cho địa chủ.

Địa tô tư bản chủ nghĩa có những hình thức sau đây:

+ Địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu nghạch vượt quá lợi nhuận bình quân thu được trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi so với ruộng đất có điều kiện sản xuất xấu nhất. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.

Địa tô chênh lệch có hai loại : địa tô chênh lệch một và hai. Lý luận địa tô không chỉ vạch rõ bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học cho Đảng và Nhà nước xây dựng chính sách nông nghiệp một cách khoa học, là cơ sở để giao khoán ruộng đất lâu dài cho nông dân, khuyến khích họ đầu tư thâm canh ruộng đất. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: