Cau 8 CNXH

Câu 8: Trình bày nội dung cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lê? Liên hệ với chính sách dân tộc của Đảng CSVN?

Nội dung:

Lênin viết tác phẩm về "quyền dân tộc tự quyết". Tác nhân được coi là cương lĩnh dân tộc của Đảng cộng sản gồm 3 vấn đề.

a. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

Vị trí: Đây là quyền thiêng liêng của mọi dân tộc. Nó cũng là một trong những nội dung phấn đấu của Đảng cộng sản, của giai cấp công nhân. Để thực hiện được mục tiêu này phải gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp để thủ tiêu bốc lột, áp bức giai cấp.

Nội dung: Các dân tộc có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực, chỉ rõ các dân tộc bình đẳng bất kể dân tộc có số lượng nhiều hay ít, trình độ phát triển cao hay thấp, đất đai rộng hay hẹp, các dân tộc bình đẳng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Khắc phục tình trạng chênh lệch trong sự phát triển giữa các dân tộc. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thực hiện trên phạm vi cả nước và quốc tế. Đây là cơ sở để hực hiện các nội dung khác vì các dân tộc có quyền bình đẳng mới có quyền quyết định vận mệnh của mình và hợp tác quốc tế.

b. Các dân tộc có quyền tự quyết

Đây là quyền bất khả xâm phạm của các dân tộc vì: quyền tự quyết trước hết là tự quyết về chính trị, giành độc lập và chính trị không lệ thuộc vào quốc gia dân tộc khác. Với các nước dân tộc thuộc địa đó là giải phóng khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, đưa đất nước đi theo con đường tiến bộ. Quyền tự quyết còn là quyền tự nguyện tham gia liên hiệp dân tộc.

Thực chất: Quyền tự quyết của các dân tộc là quyền làm chủ của dân tộc đối với đất nước mình, không một dân tộc nào có quyền can thiệp.

Ý nghĩa: Nội dung trên thức tỉnh các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập đưa đất nước phát triển theo quy luật khách quan của lịch sử.

c. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

Đây là nội dung cơ bản xuyên suốt, mang tính nguyên tắc trong cương lĩnh của Lênin vì: nó phản ánh sự thống nhất giữa phong trào giải phóng dân tộc với phong trào công nhân. Nó đảm bảo cho phong trào giải phóng dân tộc có đủ sức mạnh để đấu tranh giành thắng lợi.

Nội dung cơ bản là sự kết hợp chặt chẽ phong trào yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Giai cấp công nhân phải giải quyết phù hợp lợi ích dân tộc. Khi giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân. Nội dung trên phù hợp với thời đại, trở thành sức mạnh của thời đại. Ngày nay giai cấp công nhân ở mỗi quốc gia dân tộc phải đoàn kết với nhân dân thế giới đấu tranh vì mục tiêu của thời đại. Đây là mục tiêu phấn đấu là biện pháp hữu hiệu để các Đảng Cộng sản tổ chức lực lượng trong đấu tranh để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải quyết đúng đắn quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Liên hệ:

Căn cứ lý luận và thực tiễn giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam về lý luận: Đảng và Hồ Chí Minh căn cứ vào cương lĩnh dân tộc của Lênin vào thực tiễn đấu tranh Cách mạng đã đề ra và giải quyết vấn đề dân tộc ở các giai đoạn Cách mạng.

Cương lĩnh chính trị tháng 10/1930 xác định vấn đề dân tộc là một bộ phận của Cách mạng Việt Nam (Cách mạng vô sản), độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn

1930 - 1945 tiếp tục giương cao khẩu hiệu đoàn kết dân tộc rộng rãi để giành thắng lợi cho Cách mạng. Trong chống Mỹ (1954 - 1975) đoàn kết dân tộc để thực hiện 2 nhiệm vụ chiến

lược.

Hồ Chí Minh có tư tưởng về vấn đề dân tộc rất độc đáo. Người khẳng định: nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một đồng bào các dân tộc đều là anh em một nhà. Đoàn kết dân tộc là cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đoàn kết nhân dân, dân tộc Việt Nam với nhân dân và các dân tộc khác trên thế giới.

Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội các đại hội IV, V, VI, VII, VIII đều khẳng định vai trò của đoàn kết dân tộc, chính sách dân tộc.

Về thực tiễn: Đảng ta dựa vào việc tổng kết kinh nghiệm của việc thực hiện chính sách dân tộc.

Đại hội IV của Đảng chỉ rõ: vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp Cách mạng chỉ rõ chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể sau:

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc, thực hiện xóa đói, giảm nghèo.

Giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

Thực hiện công bằng giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt quan tâm tới các vùng khó khăn, vùng trước đây là căn cứ kháng chiến.

Tăng cường bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.

Tiếp tục thực hiện truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc. Động viên vai trò của những người tiêu biểu có uy tín trong dân tộc và địa phương. Chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi cực đoan, khắc phục tư tưởng tự ty, mặc cảm dân tộc.

Rõ ràng chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính toàn diện, tổng hợp tác động tới tất cả các mặt của đời sống xã hội, tác động tới tất cả các dân tộc nhằm đạt mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #kat