câu 8

Định luật Van Hốp và Raun chỉ áp dụng đúng cho các dung dịch loãng (tương tác của

các tiểu phân chất tan không đáng kể) của các chất không bay hơi, không điện li (số tiểu

phân chính bằng số phân tử chất tan).

Đối với dung dịch chất điện li thì số tiểu phân trong dung dịch (gồm các phân tử và

ion) sẽ lớn hơn số tiểu phân trong dung dịch chất không điện li có cùng nồng độ mol. Trong

khi đó các tính chất như: áp suất thẩm thấu, độ tăng điểm sôi hay độ hạ điểm đông lại chỉ

phụ thuộc vào nồng độ tiểu phân trong dung dịch. Do đó các đại lượng này thực tế đo được

lớn hơn so với tính toán theo công thức của Van Hốp và Raun. Để có thể áp dụng được cho

cả dung dịch điện li, Van Hốp đã đưa thêm vào các công thức một hệ số bổ sung i gọi là hệ

số đẳng trương. Khi đó:

π = i . RCT

ΔTs = i. ks . m

ΔTd = i. kd . m

Như vậy, về ý nghĩa thì i cho biết số tiểu phân chất tan lớn hơn số phân tử bao nhiêu

lần. Đối với dung dịch không điện li thì i = 0, còn đối với dung dịch điện li thì i > 1. Ví dụ

trong những điều kiện lí tưởng thì dung dịch NaCl có i = 2, còn dung dịch Na2SO4 có i = 3

vì mỗi phân tử này có thể cho tối đa 2 và 3 tiểu phân là các ion.

Để xác định i, người ta đo áp suất thẩm thấu hoặc độ tăng điểm sôi, độ hạ điểm đông

của dung dịch rồi so sánh chúng với các giá trị tính toán theo các công thức của định luật

Van Hốp và Raun.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: