Câu 8

 

Câu 8: Các lỗi có thể phát sinh trong quá trình thiết kế và mã hóa  1 CT.

-          Ý đồ thiết kế sai.

Đây là lỗi chiến lược một loại lỗi nặng, nó khiến cho đội phát triển dự án thất bại hoàn toàn. Sản phẩm sau nhiều năm thực hiện đến khi hoàn thành không sử dụng được.

Lỗi này đưa ra quy trình thiết kế sai mục đích è Khi áp dụng quy trình này sẽ thu được sản phẩm sai mục đích.

-          Phân tích các yêu cầu không đầy đủ và lệch lạc.

Chú ý khi viết một phần mềm cho một quy trình nghiệp vụ nhất định thì ta gặp 2 khó khăn sau:

+ Khách hàng: Người ta không hiểu biết gì về tin học nên không thể phát biểu chính xác và đầy đủ các yêu cầu của họ.

+ Ta: Không có đủ hiểu biết về địa bàn và đối tượng mà ta định áp dụng tin học. Do đó, ta không thể thu thập được đầy đủ và chính xác các thông tin của đối tượng.

ð  Khách hàng và người phát triển dự án không hiểu nhau. è Mâu thuẫn.

è Gây ra lỗi

-          Hiểu sai về các chức năng (lỗi giai đoạn thiết kế chức năng):

Hiểu sai chức năngè Đặc tả sai è Cài đặt sai è Chức năng sai.

-          Lỗi tại các đối tượng chịu tải (Lỗi thuộc giai đoạn 3):

Đó là các lỗi nằm ở các thủ tục các thao tác, các đối tượng ở mức thấp có mặt trong bộ phận hợp thành của hầu hết các thủ tục khác. è càng mức dưới thì mức độ chịu tải càng lớn, lỗi phát sinh mức dưới được xem là nặng hơn mức trên.

Nguyên lý mức độ lỗi: Lỗi nặng nhất nằm ở mức cao nhất (ý đồ thiết kế) và mức thấp nhất (thủ tục có mức chịu tải lớn nhất)

- Lỗi lây lan: Là loại lỗi đc truyền từ chương trình này sang chương trình khác. Nó được định nghĩa như sau: Giả sử có 2 chương trình: Chương trình A nhiễm lỗi E, chương trình B không nhiễm lỗi E è Đến một thời điểm nào đó B cũng nhiễm lỗi E một cách trực tiếp hay gián tiếp. èE gọi là lỗi lây lan.

- Lỗi cú pháp (xảy ra ở giai đoạn 4):  Lỗi cú pháp được tạo ra do ta viết sai các câu lệnh trong chương trình… Sai so với các quy định về văn phạm, cấu trúc của ngôn ngữ lập trình cụ thể. è Nói chung các lỗi cú pháp đều do chương trình dịch phát hiện và thông báo theo nguyên lý an toàn.

+ Nguyên lý an toàn: Mọi lỗi dù nhỏ đều phải được phát hiện ở một bước nào đó của chương trình. Việc phát hiện lỗi phải được thực hiện trước khi lỗi đó hoành hành.

-          Hiệu ứng phụ (lỗi ở giai đoạn 5): Đây là hiện tượng xảy ra khi một đơn vị chương trình hay một chương trình con làm thay đổi giá trị của một biến ngoài ý muốn của lập trình viên.

 

{ Khắc phụ hiệu ứng phụ ta nên áp dụng nguyên lý địa phương sau đây:

+ Các biến địa phươngdù trùng với biến toàn cục không làm thay đổi giá trị của biến toàn cục.

+ Mọi tham biến hình thức, loại truyền theo trị trong các chương trình con đều là các biến địa phương.

+ Các biến khai báo trong các chương trình con đều là biến đụa phương.

ð  Khi sử dụng biến phụ thì nên dùng biến địa phương.}

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: