câu 8
Câu 8: Vấn đề cá nhân, tập thể, xã hội? Liên hệ bản thân?
Cá nhân người là một chỉnh thể đơn nhất với những hệ thống, những đặc điểm cụ thể, không lặp lại, khác biệt với những cá nhân khác về mặt sinh học cũng như về mặt xã hội. Như vậy mỗi cá nhân là sự thống nhất của 2 mặt: mặt sinh vật và mặt xã hội. về mặt sinh vật, mỗi cá nhân là một cơ thể sống đơn nhất với cấu trúc thân thể và đặc điểm sinh lí riêng. Từ sự khác biệt về sinh học dẫn tới sự khác biệt về năng lực, trình độ và phẩm chất xã hội của mỗi cá nhân. Cá nhân là một con người hoàn chỉnh trong sự thống nhất khả năng riêng của người đó với chức năng xã hội do người đó thực hiện. Trong mối quan hệ với tập thể, cá nhân như là bộ phận của cái toàn thể, thể hiện bản sắc của mình thông qua tập thể nhưng không hoà tan vào tập thể.
Tập thể là một tập hợp quan hệ các cá nhân thành từng nhóm xã hội dựa trên những quan điểm chung về lợi ích, về nhu cầu kinh tế, chính trị, đạo đức,... và quan điểm tư tưởng. Từ đó hình thành nên nhiều loại tập thể: một gia đình, một lớp học, 1 cơ quan, 1 xí nghiệp,...
Xã hội là sản phẩm của mối quan hệ giữa người với người và nó được xác định trên bình diện rộng, hẹp khác nhau. Nghĩa rộng là xã hội loài người (toàn nhân loại). Nghĩa hẹp là những hệ thống xã hội như quốc gia, dân tộc, giai cấp, chủng tộc,... Dù khái niệm xã hội được hiểu như thế nào thì nó cũng là một cộng đồng người có tổ chức liên kết các cá nhân với nhau.
I- Quan hệ giữa cá nhân và tập thể.
Giữa cá nhân và tập thể có quan hệ biện chứng, tức là vừa thống nhất vừa đối lập với nhau.
1. Sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân với tập thể.
Bản chất đời sống loài người là tính cộng đồng, mỗi cá nhân chỉ tồn tại và phát triển được trong 1 cộng đồng nhất định. Quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng như là quan hệ giữa bộ phận với chỉnh thể, giữa yếu tố với hệ thống. Tách khỏi cái chỉnh thể đó thì bộ phận trở nên vô nghĩa, cũng giống như tách trái tim ra khỏi cơ thể sống vậy. Do đó sự hình thành các tập thể như là một nhu cầu tự thân của mỗi cá nhân và một tập thể nào đó chỉ thật sự bền vững khi nó được ra đời từ nhu cầu khách quan của các cá nhân.
2. Sự đối lập biện chứng giữa cá nhân và tập thể.
Do mỗi cá nhân là một cơ thể sống đơn nhất, có những đặc điểm riêng, có nhu cầu, khuynh hướng hoạt động riêng và đều có tự do tương đối so với cộng đồng để khẳng định cái tôi của mình, nên trong tập thể, mỗi cá nhân một mặt không thể tách khỏi tập thể, chỉ tồn tại được trong tập thể và mặt khác cũng luôn luôn có khuynh hướng muốn đứng đối diện với tập thể, thoát ly sự quy định, ràng buộc của tập thể.
Bản chất của quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích - cái móc nối, liên kết hoặc chia rẽ các thành viên. Trong tập thể có bao nhiêu thành viên là có bấy nhiêu lợi ích. Lợi ích lại được thể hiện ở nhu cầu, gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu văn hoá tinh thần. Nhu cầu của mỗi cá nhân trong tập thể là không hoàn toàn như nhau. Mặt khác, khả năng của tập thể thoả mãn nhu cầu cá nhân thường thấp hơn yêu cầu về nhu cầu của mỗi cá nhân xét về số lượng, chất lượng và tính đa dạng của nó. Bản chất của mỗi cá nhân lại không thể tồn tại và phát triển một cách độc lập hoàn toàn với những cá nhân khác và với tập thể. Đó là cơ sở để hình thành tính tập thể, tính cộng đồng , tính nhân đạo của nhân cách.
Do mâu thuẫn biện chứng này mà trong lịch sử đã từng tồn tại những cực đoan: khi tuyệt đối hoá tập thể sẽ làm cho cá nhân bị hoà tan vào tập thể; khi tuyệt đối hoá cá nhân sẽ biến thành chủ nghĩa cá nhân. Những tập thể đảm bảo sự ổn định về tổ chức và phát triển của cá nhân thì tập thể đó sẽ được củng cố và phát triển. Tập thể bền vững là tập thể được xây dựng trên nguyên tắc: Kết hợp hài hoà lợi ích, nhu cầu cá nhân với lợi ích, nhu cầu tập thể; sự tương trợ theo tinh thần hữu ái; hiểu rõ và thực hiện nghĩa vụ đối với tập thể; bình đẳng trong tập thể; tôn trọng tập thể và các quyết định của tập thể, có ý thức trách nhiệm trước tập thể về hành vi của mình; tập thể luôn luôn quân tâm đến cá nhân, đến việc thoả mãn lợi ích và nhu cầu chính đáng của mỗi cá nhân, đến sự phát triển tài năng và phẩm chất của cá nhân,... Xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa cá nhân với tập thể cần phải chống hai khuynh hướng: tuyệt đối hoá tập thể, bắt cá nhân phải hy sinh một chiều; và khuynh hướng tuyệt đối hoá lợi ích cá nhân một cách cực đoan theo chủ nghĩa cá nhân.
II- Quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Con người tồn tại qua những cá nhân người, mỗi cá nhân người là một chỉnh thể đơn nhất gồm một hệ thống những đặc điểm cụ thể không lặp lại, khác biệt với những cá nhân khác về cơ chế, tâm lý, trình độ.
Xã hội bao giờ cũng do các cá nhân hợp thành. Những cá nhân này sống và hoạt động trong những nhóm cộng đồng, tập đoàn xã hội khác nhau do điều kiện lịch sử quy định. Trong mối quan hệ với giống loài, tức là trong mối quan hệ với xã hội, cá nhân biểu hiện ra với tư cách sau:
- Cá nhân là phương thức tồn tại của giống loài "người". Không có con người nói chung, loài người nói chung tồn tại cảm tính.
- Cá nhân là cá thể người riêng rẽ, là phần tử tạo thành cộng đồng xã hội, là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách.
- Cá nhân được hình thành và phát triển chỉ trong quan hệ xã hội. Nhưng xã hội thay đổi theo tiến trình lịch sử cá nhân là một hiện tượng có tính lịch sử. Mỗi thời kỳ lịch sử có một "kiểu xã hội của cá nhân" mang tính định hướng về thế giới quan, phương pháp luận cho hoạt động của con người trong thời kỳ lịch sử cụ thể đó.
Nếu như cá nhân là khái niệm phân biệt sự khác nhau giữa cá thể với giống loài, sự khác biệt biểu hiện ra bên ngoài của cá nhân này với cá nhân khác thì nhân cách là khái niệm để chỉ sự khác biệt những yếu tố bên trong riêng biệt với toàn bộ hoạt động sống của nó, của cá nhân này với cá nhân khác. Nhân cách là nội dung, trạng thái, tính chất, xu hướng bên trong riêng biệt của mỗi cá nhân. Đó là thế giới của "cái tôi" do tác động tổng hợp của các yếu tố cơ thể và xã hội riêng biệt tạo nên. Mỗi cá nhân "dấn thân" vào cuọc sống, tiếp thu và chuyển những giá trị văn hoá của xã hội vào bên trong mình, thực hiện quá trình so sánh lọc bỏ, tự đánh giá, tự tạo nên thế giới riêng của mình. Đây là quá trình kép, xã hội hoá cá nhân và cá nhân hoá xã hội, cá nhân xã họi và cá nhân nhân cách là thống nhất. Với nhân cách riêng, mỗi cá nhân có khả năng ý thức về mình, làm chủ cuộc sống của mình, tự lựa chọn chức năng, niềm vui và trách nhiệm hoạt động cụ thể trong xã hội.
Vấn đề cá nhân, nhân cách không giải quyết một cách khoa học nếu không có phương hướng triết học rõ ràng giải quyết mối quan hệ cá nhân và xã hội. Mối quan hệ này được giải quyết liên tiếp thông qua tập thể cơ sở. Nó tạo thành một bộ phận hết sức quan trọng của một cơ thể xã hội hoàn chỉnh. Cá nhân có nhân cách gia nhập vào tập thể như là bộ phận của cái toàn thể, thể hiện bản sắc của mình thông qua hoạt động tập thể, nhưng không "hoà tan" vào tập thể. Đây là mối quan hệ biện chứng bao hàm mẫu thuẫn cá nhân và tập thể. Tuỳ theo tính chất và khả năng giải quyết những mâu thuẫn đó mà mối quan hệ này có thể duy trì phát triển hoặc tan rã.
Mối quan hệ cá nhân và xã hội là mối quan hệ tất yếu và biện chứng, tác động nhau, trong đó xã hội giữ vai trò quyết định. Nền tảng của quan hệ này là quan hệ lợi ích.
Tất yếu vì không của cá nhân tồn tại, phát triển bên ngoài xã hội và không có xã hội nếu không có sự liên kết các cá nhân. Là biện chứng vì giữa cá nhân và xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau, xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển, nâng sức mạnh của mỗi cá nhân lên hơn bản thân nó. Các cá nhân hợp thành xã hội không phải là một tổng số đơn giản mà tạo ra một hợp lực lớn hơn tổng số các cá nhan cộng lại . xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để lợi ích cá nhân được thực hiện. xã hội càng phát triển thì mỗi cá nhân tiếp nhận ngày càng nhiều những giá trị vật chất và tinh thần do xã hội đó đáp ứng. thoã mãn nhu cầu chính đáng của cá nhân là động lực liên kết mọi thành viên xã hội và là mục đích của sự liên kết đó. Đồng thời, mỗi cá nhân trong xã hội càng phát triển về thể lực và tài năng thì càng có điều kiện góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.Thực chất của việc tổ chức trật tự xã hội là sắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho khách thác được cao nhất khả năng của mỗi thành viên vào các quá trình kinh tế, xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển lên trình độ cao hơn. Xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để lợi ích cá nhân được thực hiện. Cá nhân không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể của sự phát triển xã hội, của hoạt động sản xuất và hoạt động xã hội khác. Với tư cách là chủ thể của lịch sử, cá nhân hành động không phải riêng rẽ mà với tư cách là một bộ phận của tập thể xã hội (gia đình, giai cấp, dân tộc, nhân dân). Nhân dân là cộng đồng lớn nhất, trong đó cá nhân hành động như chủ thể lịch sử. Cá nhân chỉ được hình thành phát triển trong xã hội, trong tập thể. Sự tác động cá nhân và xã hội mang hình thức đặc thù tuỳ thuộc vào các chế độ xã hội và trình độ văn minh khác nhau.
Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử đấu tranh để giành tự do ngày càng cao. Trong các xã hội có giai cấp đối kháng, tự do của người này được thực hiện bằng cách tước đoạt tự do của người khác. Tự do cá nhân của giai cấp thống trị được đảm bảo bằng cách tước đoạt tự do của giai cấp bị trị. Cho nên, quá trình đấu tranh của giai cấp và quần chúng lao động là quá trình giành tự do của họ đã bị giai cấp thống trị cướp đoạt. Tự do của con người không tách rời những điều kiện xã hội, không tách rời trình độ của con người chinh phục thiên nhiên. Chỉ đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản con người mới thực sự có tự do. ở đây, tất cả những vấn đề về lực lượng sản xuất, quan hệ kinh tế, hệ thống chính trị, đấu tranh giai cấp đều được thực hiện theo mục đích phát triển tối đa năng lực con người và vì con người. Trước đây C.Mác và Ph. Ănghen đã chỉ ra rằng, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc, và "sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế". Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang đẩy mạnh quá trình này, nhưng về thực chất đó vẫn là sự mở rộng quan hệ bóc lột và nô dịch con người sang các dân tộc khác. Nó tạo ra một số nước tư bản phát triển cao, giàu có, thì đồng thời cũng làm cho châu Phi đói, châu Á nghèo, châu Mỹ Latinh nợ nần chồng chất.
Chủ nghĩa xã hội thực hiện quá trình quốc tế hoá đời sống nhân loại để mỗi dân tộc có điều kiện tiếp cận nhanh chóng những giá trị tiến bộ của nhân loại, làm cho con người phát triển nhân cách phong phú, biết đấu tranh chống những quan hệ không có tính người trong cuộc sống nhân loại. Đó là đặc trưng của chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Là một học viên trường Đại học PCCC, một chiến sỹ Cảnh sát tương lai, bản thân tôi tự hào vỡ được sống, rèn luyện và học tập trong một môi trường lành mạnh, kỉ cương để từ đó, tôi có nền tảng để có thể học tập, rèn luyện tốt và trưởng thành hơn về nhân cách. Bản thõn tụi tự nghiệm thấy rằng, một cỏ nhõn khụng thể tồn tại và phỏt triển nếu tỏch rời khỏi tập thể, khỏi xó hội. Sống trong mụi trường tập thể, mỗi con người sẽ trưởng thành hơn, có cách nhỡn nhận cuộc sống chớn chắn hơn, góp phần hoàn chỉnh nhân cách con người. Sống với tập thể, tôi có điều kiện trao đổi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm sống, năng cao năng lực bản thân. Bản thân tôi nhận thức được rằng,tập thể, xó hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển, và ngược lại, cá nhân với những hành động cụ thể, tác động ngược trở lại xó hội. Đó chính là mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với tập thể, với xó hội. Mỗi học viờn Đại học PCCC hóy khụng ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, xây dựng nhân cách, ý chí để từ đó, tác động tích cực tới sự phỏt triển của xó hội, gúp phần xõy dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng đất nước mạnh giàu. Ngay từ bây giờ, tôi và các đồng chí hóy cựng đặt mục tiêu để sống, học tập và phấn đấu:
- Luôn đặt mỡnh trong mối liờn hệ tập thể, tôn trọng tập thể cũng như các quyết định đúng đắn của tập thể, có ý thức trỏch nhiệm và nghĩa vụ trước tập thể và có mối quan hệ bỡnh đẳng, thân ái giữa các cá nhân trong tập thể.
- Phấn đấu xây dựng con người lao động XHCN, có tri thức sâu sắc về công việc mà mình đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật, có tinh thần hợp tác với đồng đội, biết đánh giá chất lượng lao động, hiệu quả lao động của bản thân.
- Sống có văn hoá, có nghĩa tình với anh em đồng chí đồng đội, với bạn bè, kính trọng nhân dân, như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
" Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ
[...]
Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép"
- Xác định được vị trí của mình trong từng mối quan hệ xó hội và giải quyết đúng đắn được những mối quan hệ đó, thường xuyờn cú ý thức nõng cao trỡnh độ tri thức về mọi mặt, ra sức rèn luyện sức khoẻ, đảm bảo phát triển toàn diện cá nhân.
- Yêu nước, thương dân, thương yêu giai cấp, thương yêu đồng loại, sống nhân văn, nhân đạo, có ý thức và kiờn quyết đấu tranh bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ những thành quả cách mạng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù.
Tất yếu vì không có cá nhân tồn tại, phát triển bên ngoài xã hội và không có xã hội nếu không có sự liên kết các cá nhân. Là biện chứng vì giữa cá nhân và xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau, xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển, nâng sức mạnh của mỗi cá nhân lên hơn bản thân nó. Các cá nhân hợp thành xã hội không phải là một tổng số đơn giản mà tạo ra một hợp lực lớn hơn tổng số các cá nhân cộng lại. Xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để lợi ích cá nhân được thực hiện. Xã hôi càng phát triển thì mỗi cá nhân tiếp nhận được ngày càng nhiều những giá trị vật chất và tinh thần do xã hội đó đáp ứng. Thoả mãn nhu cầu chính đáng của cá nhân là động lực liên kết mọi thành viên xã hội và là mục đích của sự liên kết đó. Đồng thời, mỗi cá nhân trong xã hội càng phát triển về thể lực và tài năng thì càng có điều kiện góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Thực chất của việc tổ chức trật tự xã hội là sắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho khách thác được cao nhất khả năng của mỗi thành viên vào các quá trình kinh tế, xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển lên trình độ cao hơn. Xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để lợi ích cá nhân được thực hiện. Cá nhân không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể của sự phát triển xã hội, của hoạt động sản xuất và hoạt động xã hội khác. Với tư cách là chủ thể của lịch sử, cá nhân hành động không phải riêng rẽ mà với tư cách là một bộ phận của tập thể xã hội (gia đình, giai cấp, dân tộc, nhân dân). Nhân dân là cộng đồng lớn nhất, trong đó cá nhân hành động như chủ thể lịch sử. Cá nhân chỉ được hình thành phát triển trong xã hội, trong tập thể. Sự tác động cá nhân và xã hội mang hình thức đặc thù tuỳ thuộc vào các chế độ xã hội và trình độ văn minh khác nhau.
Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử đấu tranh để giành tự do ngày càng cao. Trong các xã hội có giai cấp đối kháng, tự do của người này được thực hiện bằng cách tước đoạt tự do của người khác. Tự do cá nhân của giai cấp thống trị được đảm bảo bằng cách tước đoạt tự do của giai cấp bị trị. Cho nên, quá trình đấu tranh của giai cấp và quần chúng lao động là quá trình giành tự do của họ đã bị giai cấp thống trị cướp đoạt. Tự do của con người không tách rời những điều kiện xã hội, không tách rời trình độ của con người chinh phục thiên nhiên. Chỉ đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản con người mới thực sự có tự do. ở đây, tất cả những vấn đề về lực lượng sản xuất, quan hệ kinh tế, hệ thống chính trị, đấu tranh giai cấp đều được thực hiện theo mục đích phát triển tối đa năng lực con người và vì con người. Trước đây C.Mác và Ph. Ănghen đã chỉ ra rằng, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc, và "sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế". Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang đẩy mạnh quá trình này, nhưng về thực chất đó vẫn là sự mở rộng quan hệ bóc lột và nô dịch con người sang các dân tộc khác. Nó tạo ra một số nước tư bản phát triển cao, giàu có, thì đồng thời cũng làm cho châu Phi đói, châu Á nghèo, châu Mỹ Latinh nợ nần chồng chất.
Chủ nghĩa xã hội thực hiện quá trình quốc tế hoá đời sống nhân loại để mỗi dân tộc có điều kiện tiếp cận nhanh chóng những giá trị tiến bộ của nhân loại, làm cho con người phát triển nhân cách phong phú, biết đấu tranh chống những quan hệ không có tính người trong cuộc sống nhân loại. Đó là đặc trưng của chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Là một học viên trường Đại học PCCC, một chiến sỹ Cảnh sát tương lai, bản thân tôi tự hào vì được sống, rèn luyện và học tập trong một môi trường lành mạnh, kỉ cương để từ đó, tôi có nền tảng để có thể học tập, rèn luyện tốt và trưởng thành hơn về nhân cách. Bản thân tôi tự nghiệm thấy rằng, một cá nhân không thể tồn tại và phát triển nếu tách rời khỏi tập thể, khỏi xã hội. Sống trong môi trường tập thể, mỗi con người sẽ trưởng thành hơn, có cách nhìn nhận cuộc sống chín chắn hơn, góp phần hoàn chỉnh nhân cách con người. Sống với tập thể, tôi có điều kiện trao đổi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm sống, năng cao năng lực bản thân. Bản thân tôi nhận thức được rằng,tập thể, xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển, và ngược lại, cá nhân với những hành động cụ thể, tác động ngược trở lại xã hội. Đó chính là mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với tập thể, với xã hội. Mỗi học viên Đại học PCCC hãy không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, xây dựng nhân cách, ý chí để từ đó, tác động tích cực tới sự phát triển của xã hội, góp phần xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng đất nước mạnh giàu. Ngay từ bây giờ, tôi và các đồng chí hãy cùng đặt mục tiêu để sống, học tập và phấn đấu:
- Luôn đặt mình trong mối liên hệ tập thể, tôn trọng tập thể cũng như các quyết định đúng đắn của tập thể, có ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ trước tập thể và có mối quan hệ bình đẳng, thân ái giữa các cá nhân trong tập thể.
- Phấn đấu xây dựng con người lao động XHCN, có tri thức sâu sắc về công việc mà mình đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật, có tinh thần hợp tác với đồng đội, biết đánh giá chất lượng lao động, hiệu quả lao động của bản thân.
- Sống có văn hoá, có nghĩa tình với anh em đồng chí đồng đội, với bạn bè, kính trọng nhân dân, như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
" Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ
[...]
Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép"
- Xác định được vị trí của mình trong từng mối quan hệ xã hội và giải quyết đúng đắn được những mối quan hệ đó, thường xuyên có ý thức nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt, ra sức rèn luyện sức khoẻ, đảm bảo phát triển toàn diện cá nhân.
- Yêu nước, thương dân, thương yêu giai cấp, thương yêu đồng loại, sống nhân văn, nhân đạo, có ý thức và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ những thành quả cách mạng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top