cau 7:yeu cau nghe nghiep cua nguoi gv
Những yêu cầu đối với người giáo viên
1.3.1. Thế giới quan của GV
GD có chức năng tư tưởng, chính trị, sản phẩm của GD và người tạo ra sản phẩm GD phải phục vụ đường lối, quan điểm của Nhà nước. Đối với
nước ta, thể chế chính trị rất rõ ràng: Xây dựng đất nước Việt Nam thành một nước XHCN theo học thuyết Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, nền GD Việt Nam phải được định hướng phát triển treo chủ trương, chính sách cảu Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, người GV phải có phẩm chất chính trị và thế giới quan chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo niềm tin và định hướng GD của Đảng và Nhà nước.
1.3.2. Lòng yêu nghề, yêu trẻ
- Lòng yêu nghề: Người thầy phải thấy được tính có ích của nghề nghiệp, nhận thấy được nét hay nét đẹp của nó; đó chính là việc người thầy được tiếp xúc với HS- những con người trẻ trung, tràn đầy nhựa sống và ngày một trưởng thành, trở thành người công dân có ích cho XH.
- Lòng yêu trẻ: Thể hiện ở chỗ:
+ Sự vui sướng của người thầy khi được tiếp xúc với trẻ, khi đi vào thế giới tâm hồn rất đặc biệt của các em; người thầy thấy hanhj phúc vì khám phá ra những điều bí mật tiền ẩn trong các em.
+ Luôn sẵn sang sống trong niềm vui, nỗi buồn của các em
+ Quan tâm đầy thiện chí tới HS, kể cả với em học kém và vô kỷ luật
+ Có tình thương với HS…
1.3.3. Có phẩm chất đạo đức tốt
- Tinh thần, nghĩa vụ, trách nhiệm: Người thầy đào tạo ra HS nhưng chính là đào tạo ra những con người có tinh thần, nghĩa vụ, trách nhiệm cao đối với XH, biết vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Sự tôn trọng HS: Phải luôn coi HS là những chủ thể, những nhân cách đang phát triển với đặc điểm riêng của lứa tuổi và người thầy phải luôn luôn tôn trọng những đặc điểm ấy.
- Sự công bằng: Đây là phẩm chất rất cần thiết với người GV . Với HS, đặc biệt là HS nhỏ thì GV như là biểu hiện sinh động về sự công bằng và lẽ phải. Người thầy giáo phải xứng đáng với niềm tin này của trẻ. Sự công bằng thể hiện trong mọi hoạt động nhưng thể hiện rõ nhất là trong sự đánh giá của GV.
- Lòng trung thực: HS chỉ yêu quý và noi theo người mà các em tin tưởng, các em không chịu đựng được sự giả dối, “tính cách hai mặt của người thầy giáo làm các em sửng sốt, mất niềm tin và kông tiếp nhận sự GD nữa” (Gonobolin).
- Đức tính giản dị, khiêm tốn: Là những đức tính cần thiết của con người và của người GV. Khiêm tốn sẽ giúp cho người thầy giáo đánh giá đúng mình, giản dị sẽ giúp cho người thầy gần gũi với HS.
1.3.4. Có năng lực sư phạm vững vàng
* Năng lực chung
- Có tri thức và tầm hiểu biết rộng
- Năng lực hiểu HS trong lĩnh vực GD
* Năng lực dạy học
- Năng lực chế biến tài liệu học tập
- Năng lực ngôn ngữ
* Năng lực GD
- Năng lực vạch được dự án phát triển nhân cách
- Năng lực khéo léo ứng xử sư phạm.
1.3.5. Có hệ thống kỹ năng đảm bảo tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu quả:
* Các kỹ năng nền tảng:
- Nhóm kỹ năng thiết kế
- Nhóm kỹ năng tổ chức
- Nhóm kỹ năng giao tiếp
- Nhóm kỹ năng nhận thức
* Các kỹ năng chuyên biệt:
- Nhóm kỹ năng giảng dạy
- Nhóm kỹ năng GD
- Nhóm kỹ năng nghiên cứu KH
- Nhóm kỹ năng hoạt động XH
- Nhóm kỹ năng tự học.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top