Cau 7 TTHCM
Câu 7: Hãy phân tích và làm rõ sáng tạo của Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và bản chất của Đảng.
*) Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN):
+ Theo các nhà kinh điển Mác - Lênin, Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp lí luận CNXH khoa học với phong trào công nhân; tức là phong trào công nhân tiếp nhận lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lí luận cho phong trào. Khi phong trào công nhân phát triển đến độ nhất định thì nó sẽ đòi hỏi bộ tham mưu, tức Đảng của giai cấp vô sản ra đời để dẫn dắt phong trào Cách mạng của giai cấp công nhân tiếp tục phát triển đi tới đích là chủ nghĩa Cộng sản.
+ Vận dụng nguyên lí này của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, HCM xác định: "Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930". Có luận điểm sáng tạo và phát triển này, trước hết ta phải thấy được ở HCM có sự hiểu biết sâu sắc những luận điểm của họ là giai cấp công nhân "phải vươn lên thành giai cấp dân chủ", "tự mình trở thành dân tộc" thì mới lãnh đạo Cách mạng thắng lợi ngay trên đất nước mình.
+ Ở Việt Nam: căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, từ một nước thuộc địa nửa phong kiến có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, vì vậy HCM khẳng định sự hình thành ĐCSVN bên cạnh các yếu tố: chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước:
- Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kì quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.
- Phong trào công nhân kết hợp với phong trào yêu nước bởi vì hai phong trào đó đều có mục tiêu chung.
- Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân.
+ Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của ĐCSVN.
=> Quan điểm của HCM về sự ra đời của Đảng Cộng sản là quan điểm mới mẻ, sáng tạo, vừa thể hiện sự vận dụng trung thành chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam.
*) Bản chất của Đảng:
+ Xuất phát từ tính đặc thù trong qui luật hình thành của ĐCSVN, HCM đã khẳng định ĐCSVN là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất của giai cấp công nhân; nhưng đồng thời, Người còn khẳng định ĐCSVN là Đảng của dân tộc Việt Nam.
+ HCM khẳng định: bản chất giai cấp của ĐCSVN là Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân. Thể hiện:
- Ở cách gọi tên: "Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản".
- Ở thành phần kết nạp Đảng: "kết nạp những công nhân, nông dân, trí thức thật hăng hái, giác ngộ Cách mạng".
- Về lí luận: Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Về mục đích của Đảng: HCM xác định thực hiện tư sản Cách mạng và thuộc địa Cách mạng, hay nói cách khác là đoàn kết lãnh đạo toàn dân để hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và Cách mạng XHCN.
- Về nguyên tắc xây dựng Đảng: ĐCSVN được xây dựng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin.
=> Như vậy, khi nêu luận điểm ĐCSVN, Đảng của giai cấp công nhân, Đảng của nhân dân lao động và của toàn bộ dân tộc, HCM đã không chỉ kể ra bản chất giai cấp của Đảng mà còn chỉ rõ ngay từ khi mới thành lập Đảng ta đã chỉ ra tính thống nhất giữa yếu tố của dân tộc và giai cấp.
+ Từ khi mới thành lập đến nay, Đảng có các tên gọi khác nhau nhưng bản chất vẫn là một - bản chất giai cấp công nhân:
- Từ 3/02/1930 đến 10/1930: Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Từ 10/1930 đến 02/1951: Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Từ 02/1951 đến 12/1976: Đảng Lao Động Việt Nam.
- Từ 02/1976 đến nay: Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top