cau 7:tinh tat yeu va co so khach quan cua lien minh giua gccn va gcnd
Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân
và trí thức
- Khi tổng kết thực tiễn phong trào công nhân ở châu Âu, nhất là ở Anh,
Pháp cuối thế kỷ XIX, C. Mác và Ph. Ăngghen đã khái quát thành lý luận về
liên minh công, nông và các tầng lớp lao động khác. Các ông đã chỉ ra
nguyên nhân chủ yếu của thất bại trong các cuộc đấu tranh là do giai cấp
công nhân không tổ chức được mối liên minh với "người bạn đồng minh tự
nhiên" của mình là giai cấp nông dân. Do vậy, trong các cuộc đấu tranh
này, giai cấp công nhân luôn đơn độc và cuộc cách mạng vô sản này đã trở
thành "bài ca ai điếu".
Trong điều kiện đã phát triển cao của chủ nghĩa tư bản (chủ nghĩa đế
quốc), V.I. Lênin đã vận dụng và phát triển lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen
về tổ chức liên minh công, nông và các tầng lớp lao động khác trong Cách
mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917). Trong thời kỳ đầu của
thời kỳ quá độ, không chỉ có liên minh công, nông mà còn liên minh với
các tầng lớp lao động khác. Ngay cả trong chuyên chính vô sản, V.I. Lênin
khẳng định: "Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh
giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động, với
đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ,
nông dân, trí thức, v.v.)"1. Chủ nghĩa Mác - Lênin xác định trong thời kỳ
quá độ không chỉ liên minh giữa các giai cấp mà bỏ qua các tầng lớp lao
động khác mà ngược lại, rất cần phải liên minh với họ để thực hiện mục
tiêu chung do giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Trong một nước nông nghiệp đại đa số dân cư là nông dân thì vấn đề
giai cấp công nhân liên minh với họ là điều tất yếu. V.I. Lênin đặc biệt lưu
ý mối liên minh công, nông trong các giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội:
"Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai
cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo
và chính quyền nhà nước"2. Qua mối liên minh này, lực lượng đông đảo
nhất trong xã hội là nông dân, công nhân được tập hợp về mục tiêu chung
là xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích của toàn thể dân tộc. Đây là điều
kiện để giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo. Đó chính là tính tất yếu về
mặt chính trị - xã hội, là yếu tố tiên quyết.
Liên minh công - nông - trí thức là nhu cầu giữ vững vai trò lãnh đạo
của giai cấp công nhân, nhu cầu tự giải phóng của nông dân và nhu cầu
phát triển của trí thức.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top