7. Nội dung cơ bản của học thuyết giá trị:

1. Điều kiện, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa:

      Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, đã tồn tại 2 loại hình sản xuất là sản xuất tự nhiên và sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa ra đời phải có 2 điều kiện sau: thứ nhất, có sự phân công lao động xã hội; thứ hai, có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất.

      Đặc trưng của sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để trao đổi. Nhờ đặc trưng này mà sản xuất hàng hóa có những ưu thế hơn hẳn so với sản xuất tự cấp, tự túc:

Thứ nhất, mục đích của sản xuất hàng hóa không phải để tiêu dùng mà để thỏa mãn nhu cầu thị trường. Nhu cầu thị trường ngày càng gia tăng là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh chóng so với sản xuất tự nhiên.

Thứ hai, sự tác động của quy luật cạnh tranh, buộc những người sản xuất phải quan tâm đến việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý, nhờ đó nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Thứ ba, các quan hệ hàng hóa – tiền tệ phát triển đã thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng trong nước, giữa các quốc gia trên thế giới, nhờ đó tạo ra khả năng đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất của xã hội ngày càng tốt hơn.

2. Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa, lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa, sự phát triển các hình thái giá trị:

   Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, thông qua trao đổi mua bán. Hàng hóa có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn một cách trực tiếp hay gián tiếp một nhu cầu nào đó của con người trong sản xuất hoặc trong tiêu dùng. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của sản xuất hàng hóa được kết tinh trong hàng hóa. Giá trị của hàng hóa được xét cả về mặt chất và lượng. Chất của giá trị là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Lượng giá trị của hàng hóa là số lao động trừu tượng được vật hóa trong hàng hóa. Lượng giá trị chịu ảnh hưởng của những nhân tố sau đây:

  Thứ nhất, năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

   Thứ hai, cường độ lao động, là mức độ khẩn trương của lao động. Khi cường độ lao động tăng lên thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng, còn lượng giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm không thay đổi. 

 Thứ ba, mức độ phức tạp của lao động. Căn cứ vào trình độ của lao động có thể phân chia lao động thành lao động giản đơn vầ lao động phức tạp. Lao động giản đơn là những loại lao động không cần phải đào tọa chuyên môn, bất kì một người bình thường nào cũng có thể tự thực hiện được. Lao động phức tạp là những loại lao động được đào tạo chuyên môn một cách công phu. Trên thị trường, người ta lấy lao động xã hội cần thiết giản đơn trung bình để đo lượng giá trị hàng hóa.

  Sự phát triển của các hình thái giá trị trong nền kinh tế hàng hóa được biểu hiện thông qua bốn hình thái sau:

-Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên. Đặc điểm của hình thái này là mỗi hàng hóa chỉ được trao đổi với một hàng hóa duy nhất, trao đổi nang tính chất trực tiếp.

Ví dụ:  1mét vải = 10kg thóc.

-Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng. Đặc điểm của hình thái này là một hàng hóa có thể trao đổi được với nhiều hàng hóa khác nhau. Tuy nhiên, trao đổi vẫn còn mang tính chất trực tiếp.

Ví dụ: 100 mét vải = 1 tấn thóc hoặc = 100kg hoặc = 1 chỉ vàng…

-Hình thái chung của giá trị. Đặc điểm của hình thái chung là trao đổi của loài người đã chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp thông qua vật ngang giá chung.

Ví dụ: 1 tấn thóc hoặc 100kg chè hoặc 1 chỉ vàng… = 100m vải

-Hình thái tiền tệ. Khi vật ngang giá chung được cố định ở một vật duy nhất là vang thì xuất hiện hình thái tiền tệ.

Ví dụ: 1 tấn thóc hoặc 100kg chè hoặc 100m vải…= 1 chỉ vàng

3. Quy luật giá trị: nội dung, yêu cầu và tác dụng của quy luật giá trị. Sự biểu hiện của quy luật giá trị trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ý nghĩa nghiên cứu đối với các doanh nghiệp Việt Nam:

    Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có quy luật giá trị

   Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị có 3 tác dụng sau đây:

Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

 Quy luật giá trị điều tiết sản xuất bằng cách căn cứ vào sự biến động của giá cả trên thị trường mà nó phân bổ lại các yếu tố sản xuất giữa các nghành, các lĩnh vực của nền kinh tế.

Điều tiết lưu thông bằng cách thông qua sự biến đổi giá cả trên thi trường nó phân phối lại hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, góp phần ổn định thị trường, khuyến khích sản xuất phát triển.

 Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuấn, tăng năng suất lao động và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

   Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo. Quá trình cạnh tranh các chủ thể trên thị trường tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ kỹ thuật cao, quản lý giỏi, giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội cần thiết, nhờ đó giàu lên nhanh chóng.

    Quy luật gí trị tồn tại trong cả 2 giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, trong các giai đoạn khác nhau nó có sự biểu hiện khác nhau. Trong giai đoạn tự do cạnh tranh, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá trị sản xuất: Gsx = K + p. Trong giai đoạn độc quyền, quy luật giá ttrị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền: Gđq = K + Pđq.

     Để hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nước ta hiện nay cần phải nắm vững và chủ động vận dụng quy luật giá trị. Trong hạch toán kinh tế phải tính đúng, tính đủ các yếu tố đầu vào và đầu ra, phải điều chỉnh sản xuất và trao đổi trên cơ sở thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: