Câu 7.Hàng hóa sức lao động2

Câu 7.Hàng hóa sức lao động

1.Khái niệm sức lao động,điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa

*Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí tuệ của con người,là khả năng lao động của con người được con người vận dụng để tạo ra của cải.Nó là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình sản xuất

*Sức lao động trở thành hàng hóa trong điều kiện:

+Người lao động phải được tự do về thân thể,có quyền chi phối sức lao động của mình đê khi cần có thể bán

+Khi người lao động không có tư liệu sản xuất hoặc tài sản hoặc không đủ lớn do đó để sống họ phải bán sức lao động

2.Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

*Giá trị của hàng hóa của sức lao động

-Là hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động

-Giá cả sức lao động là biểu hiện bằng tiền của hàng hóa sức lao động

-Tiền lương có 2 hình thức,trả theo thời gian và theo sản phẩm

-Giá trị hàng hóa sức lao động phụ thuộc :Khí hậu,điều kiện tự nhiên,thói quen tiêu dung và trình độ văn minh

*Giá trị sử dụng của sức lao động

-Là công dụng có ích nào đó có khả năng thỏa mãn nhu cầu của người mua.Người mua hàng hóa sức lao động là nhà tư bản,nhà đầu tư nhu cầu của họ là tạo ra giá trị thặng dư cho nên giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động phải là giá trị sử dụng đặc biệt:tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó

-Nhờ giá trị sử dụng đặc biệt của sức lao động hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của chủ nghĩa tư bản.Cho nên trở thành tư bản khi nó được sử dụng để mua hàng hóa sức lao động nhằm thu về giá trị thặng dư

Kết luận:hàng hóa sức lao động là nhân tố,là nguồn gốc của giá trị thặng dư và nó chính là nguồn gốc để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung CNTB

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: