Cau 7 Cac loai trach nhiem Ply CBCC

Câu 7: Các loại hình trách nhiệm Ply' đối vs CBCC

 Truy cứu trách nhiệm pháp lý  

Tóm lại, trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức nhà nước phát sinh khi cán bộ,

công chức nhà nước thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hoặc không hoàn thành

nhiệm vụ được cơ quan giao cho. Những hình thức trách nhiệm pháp lý có thể được áp dụng đối với cán bộ, công chức nhà nước bao gồm: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm hành chính.

 Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm này phát sinh khi cán bộ, công chức nhà nước thực hiện những hành vi

nguy hiểm cho xã hội mà bộ luật hình sự quy định đó là tội phạm và được toà án xác định. Cần phân biệt những tội phạm có tính chất đặc thù của cán bộ, công chức nhà nước

với những tội phạm thông thường khác. Những tội phạm có tính chất đặc thù của cán bộ,

công chức nhà nước là những tội phạm về chức vụ. Chủ thể là cán bộ, công chức theo quan điểm của luật hình sự, nghĩa là bất cứ người nào đảm nhận một công việc do nhà nước uỷ nhiệm với tư cách là một đại diện cho nhà nước. Các trường hợp này được quy định tại một số điều luật trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Những tội phạm thông thường khác là những tội phạm không liên quan đến chức vụ

nhà nước. Trong trường hợp cán bộ, công chức nhà nước phạm phải thì người cán bộ, công chức nhà nước đó phải chịu trách nhiệm hình sự như các công dân khác.

 Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự của cán bộ, công chức nhà nước phát sinh trong trường hợp cán

bộ, công chức nhà nước thực hiện các hành vi bất hợp pháp hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao gây thiệt hại về tài sản cho nhà nước, tập thể hoặc cá nhân, vi phạm các điều khoản được bộ luật dân sự quy định.

- Trách nhiệm dân sự của cán bộ, công chức đối với tài sản nhà nước được áp

dụng khi cán bộ, công chức gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước. Đó là những cán bộ, công chức:

+ Cố ý hay thiếu tinh thần trách nhiệm làm thiệt hại đến tài sản nhà nước;

+ Những cán bộ, công chức gây thiệt hại cho tài sản nhà nước không phải trong

trường hợp thi hành nhiệm vụ được giao;

+ Những cán bộ, công chức gây thiệt hại cho tài sản nhà nước không phải trong

trường hợp được quyền sử dụng tài sản;

Về nguyên tắc, cán bộ, công chức vi phạm có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt

hại về tài sản mà họ đã gây ra đối với nhà nước. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền xử lý cần cân nhắc, căn cứ vào các yếu tố như lỗi, mục đích, mức độ thiệt hại… để xem xét việc đền bù cụ thể.

Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do điều kiện khách quan không thể lường trước

được hoặc vượt quá sức khắc phục của con người như thiên tai, chiến tranh mà người cán

bộ, công chức đã làm hết sức mình để đề phòng hoặc hạn chế thiệt hại thì họ không phải

chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

- Trách nhiệm dân sự của cán bộ, công chức nhà nước đối với tài sản công dân.

Nếu cán bộ, công chức nhà nước gây thiệt hại cho tài sản của công dân thì cán bộ,

công chức đó phải bồi thường cho công dân theo quy định của luật dân sự. Việc bồi thường đó được tiến hành theo hai bước:

+ Cơ quan nhà nước nơi cán bộ, công chức phục vụ bồi thường thiệt hại cho người bị

thiệt hại.

+ Cán bộ, công chức gây ra thiệt hại hoàn trả khoản tiền mà cơ quan nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

Sau khi đã bồi thường cho người bị thiệt hại, thủ trưởng cơ quan quản lý cán bộ, công

chức gây ra thiệt hại thành lập hội đồng xét giải quyết việc hoàn trả bồi thường thiệt hại. 

Cán bộ, công chức nhà nước gây ra thiệt hại phải hoàn trả khoản tiền bồi thường cho

cơ quan mình theo phương thức hoàn trả một lần bằng tài sản riêng của mình trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định hoàn trả hoặc trừ dần vào thu nhập nhưng không dưới 10% và không vượt quá 30% tổng thu nhập từ tiền lương và phụ cấp hàng tháng. Trong trường hợp có nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ phải liên đới chịu trách nhiệm trên cơ sở lỗi của mỗi người.

 Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm hành chính của cán bộ, công chức nhà nước phát sinh khi cán bộ, công

chức có hành vi vi phạm hành chính.

Có những hành vi vi phạm hành chính chỉ có thể được thực hiện bởi cán bộ, công

chức nhà nước. Những vi phạm hành chính đó mang tính chất đặc thù của cán bộ, công chức nhà nước, gắn với một số chức vụ nhất định. Trong trường hợp cán bộ, công chức nhà nước thực hiện hành vi vi phạm hành chính thông thường không gắn với chức vụ thì cán bộ, công chức nhà nước sẽ chịu trách nhiệm hành chính như mọi công dân khác.

  Trách nhiệm vật chất

Trách nhiệm vật chất là trách nhiệm đặc thù của cán bộ, công chức nhà nước, do cơ

quan chủ quản áp dụng đối với người vi phạm. Quy định của pháp luật về trách nhiệm vật

chất của cán bộ, công chức nhà nước có nội dung như sau:

- Phạm vi thi hành của chế độ trách nhiệm vật chất chỉ được áp dụng để giải

quyết những vụ thiệt hại tài sản nhà nước do công nhân cán bộ, công chức gây ra trong quátrình sản xuất, công tác.

- Cán bộ, công chức có thể gây ra thiệt hại cho tài sản nhà nước khi vi phạm kỷ

luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm. Trong trường hợp cán bộ, công chức nhà

nước gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản nhà nước do thiếu tinh thần trách nhiệm thì bị xửlý theo chế độ trách nhiệm dân sự và có thể bị truy tố về mặt hình sự.

- Về mức bồi thường trong trách nhiệm vật chất:

+ Đối với những trường hợp làm hư hỏng tài sản nhà nước thì tuỳ tình hình cụ thể

căn cứ vào mức độ lỗi, điều kiện, hoàn cảnh của người vi phạm mà xí nghiệp, cơ quan quyếtđịnh người vi phạm phải bồi thường một phần hay toàn bộ thiệt hại.

+ Đối với những trường hợp làm mất tài sản nhà nước thì về nguyên tắc cán bộ, công

chức phải đền bù toàn bộ tài sản. Nếu việc làm mất tài sản có lý do chính đáng và được xácminh rõ ràng thì có thể quyết định mức bồi thường thấp hơn mức thiệt hại.

Trách nhiệm kỷ luật

Trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức nhà nước phát sinh khi cán bộ, công chức

vi phạm kỷ luật lao  động. Kỷ luật lao  động thường  được quy  định trong nội quy do thủ

trưởng cơ quan, đơn vị ban hành. Kỷ luật này gọi là kỷ luật nội bộ cơ quan. Nó chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức nhà nước khi cơ quan chủ quản xác định được lỗi của người đó. Khác với các quy định trước đây, Luật cán bộ, công chức phân loại trách nhiệm kỷ luật theo 2 đối tượng là cán bộ và công chức.

Đối với cán bộ vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức  độ vi phạm phải chịu một trong

những hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Cách chức;

d) Bãi nhiệm.

Trong đó, việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo

nhiệm kỳ. Ngoài ra, cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.

Đối với công chức, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, công chức phải chịu một trong

những hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách; 

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Giáng chức;

đ) Cách chức;

e) Buộc thôi việc.  

So với các Pháp lệnh trước đây, Luật cán bộ công chức 2008 có quy định thêm hình

thức giáng chức. Tuy nhiên, việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Ngoài ra, công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương

nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: