Câu 7:

Câu 9: Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Giải thích quá trình vận dụng quy luật này vào nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới?

·       Các khái niệm:

o   Lực lượng sản xuất: Khái niệm, kết cấu, tính chất?

o   Quan hệ sản xuất: Khái niệm, kết cấu, tính chất?

·       Nội dung quy luật:

o   Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất?

o   Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất?

Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng quy luật của Đảng ta

* Khái niệm:
-Khái niệm về Lực lượng SX: LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất.LLSX thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trính sản xuất vật chất. LLSX bao gồm:
• Người lao động với kỹ năng lao động của họ
• Tư liệu sản xuất trước hết là công cụ lao động

• Người lao động với TLSX kết hợp với nhau tạo thành LLSX.Trong các yếu tố của LLSX thì người lao động là chủ thể đóng vai trò quyết định của quá trình sản xuất, còn công cụ lao động là yếu tố cơ bản của LLSX quyết định trong TLSX.

-Khái niệm về quan hệ sản xuất: QHSX là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất (sản xuất và tái SX xã hội) bao gồm QHSX và QH giữa người và người.QHSX gồm 3 mặt:
• Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất
• Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất
• Quan hệ trong phân phối sản phẩm ra

• Ba quan hệ này có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sản xuất đối với TLSX giữ vai trò quyết định.Bởi lẽ ai nắm được TLSX trong tay người đó sữ quyết định việc tổ chức và quản lý sản xuất cũng như phân phối sản phẩm sản xuất ra.

* Nội dung quy luật: 
Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất, biện chứng trong đó LLSX quyết định QHSX

+ Vai trò quyết định của LLSX với QHSX

+ LLSX và QHSX là 2 mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất trong đó LLSX là nội dung vật chất của quá trình sản xuất vật chất còn QHSX là hình thức kinh tế của quá trình đó, 2 yếu tố này thống nhất với nhau trong 1 phương thức sản xuất.
-LLSX là cái thường xuyên biến đổi vì người lao động luôn muốn giảm nhẹ sức lao động và tăng năng suất lao động, do đó TLSX và công cụ lao động phải biến đổi hàng ngày, hơn nữa con người không những cải tiến công cụ lao động mà còn làm ra những cộng cụ mới, do đó LLSX mang tính năng động, rõ dệt là nhân tố cơ bản nhất.

-QHSX là yếu tố tương đối ổn định , biến đổi chậm và nó chỉ thay đổi khi LLSX thay đổi.Trong XH có giai cấp thì QHSX lại nằm trong tay của gia cấp thống trị mà giai cấp thống trị lại muốn duy trì quyền lực của mình nên nó lại càng biến đổi chậm hơn.

• Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX.Thực tiễn SX đặt ra nhu cầu khách quan là phải biến đổi kiểu QHSX chậm phát triển cho phù hợp vs LLSX thường xuyên biến đổi.Kết quả nhất định dẫn tới là phương thức SX lỗi thời sẽ bị diệt vong và bị thay thế bằng PTSX mới ra đòi bao gồm: LLSX và QHSX lại mới mâu thuẫn lại được giải quyết.Quá trình đó diễn ra mang tính quy luật.
-Trình độ của LLSX: là trình độ tiên tiến hay lạc hậu của người lao động và TLSX
-Phù hợp: dấu hiệu để nhận ra sự phù hợp suy đến cùng là QHSX có tạo điều kiện để giải phóng LLSX hay không, có khai thác hết sức lao động của công cụ lao động hay không, người lao động có thiết tha với công việc của mình hay không, có tạo ra năng suất lao động hay không

+ LLSX quyết định QHSX nhưng QHSX cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại LLSX.QHSX tác động đến LLSX theo 2 khả năng: 
-Khả năng 1: nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nó sẽ thúc đẩy LLSX phát triển.
-Khả năng 2: QHSX không phù hợp tác động tiêu cực sẽ kìm hãm sự phát triển SX.
=> Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quy luật khách quan quy định sự tồn tại vận động và phát triển của mọi chế độ XH, là nhân tố quyết định sự tồn tại XH, là động lực quan trọng thúc đẩy tiến bộ XH.

+Chứng minh quy luật:
-Trong XH cộng snar nguyên thủy: LLSX thấp kém do QHSX là cộng đồng bầy đàn
-Trong XH chiếm hữu nô lệ: LLSX thay đổi phát triển hơn nên QHSX là tư hữu và giai cấp ra đời.
-Lịch sử XH loài người là lịch sử kế tiếp nhau cảu các phương thức sản xuất.Tuy nhiên trong quy luật chung vẫn có một số quốc gia, dân tộc không đi theo trật tự chặt chẽ mà trong những điều kiện nhất định no có thể bỏ qua 1 hoặc 2 PTSX trong quá trình tiến lên nhưng nó có những điều kiện chín muồi.

* Ý nghĩa phương pháp luận: 
-Phải thấy được mối quan hệ biện chứng giữa QHSX và LLSX, không chú ý đến riêng cái nào cả.
-Thấy được rằng LLSX quyết định QHSX và QHSX cũng có tác động trở lại LLSX
-Không có thái độ chủ quan, pahir căn cứ vào thực tế
-CHủ động tạo ra những QHSX đang phù hợp triệt tiêu cái không phù hợp.

* Vận dụng quy luật vào công cuộc đổi mới của nước ta:
-Ở nước ta trước đổi mới 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN nước ta đã lựa chọn con đường phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, điều này hoàn toàn đúng với quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX, bởi lẽ trình độ LLSX ở nước ta vừa thấp vừa không đồng đều, chúng ta phát triển KT nhiều thành phần mới phát huy được mọi tiền năng cảu các thành phần KT, phát triển mạnh mẽ LLSX để xây dựng cơ sở vật chất XHCN.Trong quá trình phát triển KT nhiều thành phần sự lãnh đạo của Đảng có vai trò vô cùng quan trọng.

Đại hội Đảng X đã xác định : "... nền kinh tế đang ở trình độ phát triển thấp, quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu, còn tụt hậu khá xa so với nhiều nước trong khu vực, chưa vượt qua khỏi nhóm các nước đang phát triển có thu nhập thấp ; trong khi yêu cầu về phát triển nhanh và bền vững rất cấp bách, yêu cầu về hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng khẩn trương và sâu rộng hơn"
Như vậy là chúng ta đang tiến từ một PTSX thấp kém lên một PTSX cao. Chúng ta cần phải xuất phát từ thực tế phát triển của tính chất và trình độ của LLSX của nước ta để xác định và xây dựng một PTSX thích hợp.
Để tránh và khắc phục những thiếu sót và sai lầm có thể xảy ra (chủ quan, duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan), Đảng ta đã xác định nội dung cơ bản của đường lối đổi mới về kinh tế là : "Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo ; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân". (Trong đó, ở nước ta hiện nay có các thành phần kinh tế như sau :
- kinh tế nhà nước
- kinh tế tập thể
- kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân)
- kinh tế tư bản nhà nước
- kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)
Nhìn từ góc độ quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX thì đường lối trên có nghĩa là : thực trạng nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội có nhiều loại trình độ và tính chất của LLSX, tức là nền kinh tế có nhiều thành phần (tương ứng với mỗi QHSX là một thành phần kinh tế)
Thực tiễn đã chứng minh rằng, đường lối đổi mới mà Đảng ta đã và đang đưa ra là đúng đắn và sáng tạo, như đánh giá của Đảng ta tại Đại hội Đảng lần thứ X : việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX "đã đạt những thành tựu rất quan trọng". Công cuộc đổi mới ở nước ta "đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử". "Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện"

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: