cau 6 tthcm
Câu 6. Quan niệm của HCM về đại đoàn kết dân tộc. Phân tích một luận điểm mà sinh viên hiểu sâu sắc nhất
Đảng lãnh đạo nhân dân làm cahcs mạng nhưng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân đông đảo, mà không phải là công việc của một số người, của riêng Đảng cộng sản. Đảng lãnh đạo để nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết dân tộc. Điều này đã được HCM nói khá cặn kẽ, theo quan điểm của Người, đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quan trọng nhất đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Trong những cỗng hiến to lớn của tư tưởng HCM đối với cách mạng Việt Nam, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Người là một cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn hết sức quan trọng, tư tưởng đó được thể hiện qua một số nội dung cơ bản sau:
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng
- Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
- Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
- Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng của vật chất có tổ chức thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
Phân tích luận điểm: “Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân”
Đoàn kết dân tộc là đoàn kết rộng rãi các tang lớp nhân dân. “Đoàn kết toàn dân tộc”. Không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo. Không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, ngời theo tín ngưỡng với người không theo tín ngưỡng… “ai co tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Liên minh công nông lao động trí thức làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân
Trong tư tưởng HCM, các khái niệm dân, nhân dân có một nội hàm rất rộng, Người dùng khái niêm này để chỉ “mọi con dân đất Việt”. Như vậy, dân, nhân dân vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng vùa được hiểu là mỗi con người VN cụ thể, và cai hai đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc. Người đã nhiều lần nêu rõ “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Với tinh thần đoàn kết rộng rãi, Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình của cách mạng VN
Muốn thực hiện được việc đại đoàn kết toàn dân thì ta phải
o Thừa kế truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc
o Phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng
Người VN ta có truyền thống “đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại”. HCM cho rằng ngay đối với những người lầm đường lạc lối nhưng đã biết hối cải, chúng ta vẫn kéo họ về phía dân tộc, vẫn đoàn kết với họ, mà hoàn toàn không định kiến và khoét sâu cách biệt. Người đã lấy hình tượng năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài nhưng tất cả đều nằm trê cùng một bàn tay để nói lên sự cần thiết phải thực hiện đại đoàn kết rộng rãi. Thấm chí đối với nhứng người trước đây đã chống lại chúng ta, nhưng nay không chống nữa thì khối đại đoàn kết dân tộc cũng sẽ mở rộng cửa đón tiếp họ. Người đã nhiều lần nhắc nhở “Bất kỳ ai mà thật thàn tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ thì dù những người đó trước đây chống lại chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”. Người tha thiết kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước, không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đứng về phe nào; chúng ta hãy thật thà cộng tác vì dân vì nước. Để thực hiện được đoàn kết, Người còn căn dặn: Cần xóa bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ cùng nhau tiến bộ để phục vụ nhân dân
è Phải tin ở nhân dân, yêu dân
Sở dĩ HCM khẳng định quan điểm đại đoàn kết một cách rộng rãi như trên là vì Người có lòng tin ở dân, tin rằng trong mỗi người, “ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước” tiềm ẩn bên trong. Tấm lòng yêu nước ấy có khi bị bụi mờ che mắt, chỉ cần làm thức tỉnh lương chi thì long yêu nước lại được bộc lộ
Dân tộc, toàn dân thì là một khối rất rộng lớn gồm hàng chục triệ con người vì vậy phải xác định đâu là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên cái nền tảng đó. Về điều này người đã chỉ rõ “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân công nhân, nông dân và các tang lớp nhân dân lao động khác. Đó là nề gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền cảu nàh, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”
Người chỉ rõ: “lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của mặt trận dân tộc thống nhất” về sau Người có nêu thêm: lấy liên minh công nông - lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top