Cau 6 TTHCM
Câu 6: Hãy phân tích những luận điểm của Hồ Chí Minh về Cách mạng giải phóng dân tộc.
*) Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS:
+ Thất bại trong các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chứng tỏ con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến hay tư tưởng tư sản không đáp ứng được yêu cầu khách quan là giành độc lập tự do của dân tộc do lịch sử đặt ra. HCM rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha ta nhưng không tán thành các con đường cứu nước ấy và quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới.
+ HCM đã đến với học thuyết của Mác - Lênin và lựa chọn con đường CMVS. Theo quan điểm của Người, con đường CMVS bao gồm những nội dung sau:
- Tiến hành Cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước đi tới xã hội Cộng sản.
- Lực lượng lãnh đạo Cách mạng là giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
- Sự nghiệp Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của Cách mạng thế giới; vì vậy phải đoàn kết quốc tế.
*) Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo:
+ Các nhà yêu nước Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng và vai trò tổ chức Cách mạng:
- Phan Bội Châu tổ chức ra Duy Tân hội, Việt Nam Quang Phục hội và định sẽ cải tổ thành Việt
Nam quốc dân Đảng, nhưng chưa kịp thực hiện được.
- Phan Châu Trinh cho rằng: ngày nay muốn độc lập tự do phải có đoàn thể.
Dù đã thành lập hay chưa thì các tổ chức Cách mạng kiểu cũ vẫn không thể đưa Cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thành công. Các Đảng đó thiếu sót một con đường chính trị đúng đắn và một đường lối tổ chức chặt chẽ, không có cơ sở quần chúng rộng rãi.
+ Cách mạng giải phóng muốn thắng lợi phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân.
+ Đảng phải xây dựng trên nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lênin, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác -Lênin.
*) Lực lượng của Cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc:
Theo HCM, giải phóng dân tộc "là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người". Người phân tích: "dân tộc Cách mạng chưa phân giai cấp nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền; trong đó công, nông là gốc của Cách mạng.
+ HCM coi trọng vai trò của nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang, sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là then chốt bảo đảm thắng lợi.
+ Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác định lực lượng Cách mạng là cả dân tộc. Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân, phải lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông đi về phe vô sản; đối với địa chủ, phú nông, tư sản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản Cách mạng thì phải lợi dụng hoặc làm cho họ đứng trung lập, bộ phận nào ra mặt phản Cách mạng thì phải lật đổ.
+ Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, HCM đã lấy nhân dân làm nguồn sức mạnh to lớn. Quan điểm "lấy dân làm gốc" xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo chiến tranh của Người:
- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Người kêu gọi: "Bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh đổ thức dân Pháp để cứu Tổ quốc".
- Trong kháng chiến chống Mỹ, Người kêu gọi: "Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước".
+ Kháng chiến toàn dân gắn với kháng chiến toàn diện. Kháng chiến trên các mặt chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, tư tưởng. Trong đó, quân sự là chủ chốt, phải kết hợp đấu tranh giữa mọi lĩnh vực đó.
*) Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc:
+ Theo HCM, Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và CMVS ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
+ Ở đại hội V Quốc tế Cộng sản, Người đã khẳng định vai trò, vị trí chiến lược của Cách mạng thuộc địa: "Vận mệnh giai cấp vô sản trên thế giới và giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa".
+ Trong tác phẩm "Đường Cách mệnh", HCM có sự phân biệt về nhiệm vụ của CMVS và Cách mạng giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ Cách mạng đó tuy khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lí luận và giá trị thực tiễn to lớn, một cống hiến quan trọng của HCM vào kho tàng lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
*) Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường bạo lực Cách mạng:
+ Bạo lực Cách mạng trong Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam: Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man các phong trào yêu nước. Chế độ thực dân, bản chất của nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh với kẻ yếu. Vì thế con đường để giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con đường bạo lực Cách mạng và là bạo lực quần chúng.
+ Xuất phát từ tình yêu thương, quý trọng sinh mạng, con người, tư tưởng bạo lực Cách mạng và tư tưởng nhân đạo hoà bình thống nhất biện chứng với nhau trong tư tưởng HCM.
+ Hình thức: bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
+ Phương châm chiến lược: Trước những kẻ thù lớn mạnh, HCM chủ trương sử dụng phương châm đánh lâu dài. Người nói: "Địch muốn tốc chiến tốc thắng, ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng".
+ Tự lực cánh sinh là một phương châm chiến lược rất quan trọng. HCM kêu gọi toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top