Câu 6: Trình bày TTHCM về xây dựng một nhà nước thể hiện quyền làm

Nếu vần đề cơ bản của mọi CM là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của chính quyền là ở chổ nó thuộc về ai và phục vụ quyền lợi cho ai.

       Năm 1927, trong cuốn “Đường cách mệnh” bác đã chỉ rõ: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”. Sau khi giành được độc lập, người khẳng định “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân”.

       Đó là điểm khác nhau giữa nhà nước ta với nhà nước bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử.

+ Nhà nước của dân

      Quan điểm nhất quán của HCM là tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Điều 1 hiến pháp nước VNDCCH năm 1946 nói: “Nước VN là một nước DCCH. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân VN, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.

      Nhân dân có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc. Điều 32 hiến pháp năm 1946 quy định: “Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết…” thực chất đó là chế độ trưng cầu ý dân, một hình thức dân chủ đề ra khá sớm ở nước ta.

      Hoặc khi dân bầu ra đại biểu, ủy quyền cho họ bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh, thì nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nếu họ không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

      Nhà nước phải bằng mọi nổ lực, hình thành thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Những vị đại diện do dân cử ra chỉ là thừa ủy quyền của dân, là công bộc của dân, phải làm đúng chức trách và vị thế của mình, không phải đứng trên nhân dân, cậy thế với dân, quên rằng dân bầu ra mình là để làm việc cho dân.

      + Nhà nước do dân

     Nhà nước phải do nhân dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình, nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động và vận hành bộ máy để phục vụ nhân dân. Nhà nước đó do dân phê bình, xây dựng, do dân tạo ra và tham gia quản lý thể hiện ở:

-   Toàn bộ công dân bầu ra quốc hội- cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.

-    Quốc hội bầu ra chủ tịch nước, ủy ban thường vụ quốc hội và hội đồng chính phủ (Chính phủ).

-    Hội đồng chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước, thực hiên các quyết định của quốc hội và chấp hành pháp luật.

-    Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý XH đều thực hiện ý chí của dân.

      Do đó HCM yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Người nói: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”, nghĩa là khi cơ quan nhà nước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi miễn nó. HCM khẳng đinh: Mỗi người có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần” ví quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.

      + Nhà nước vì dân

      Là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Trong nhà nước đó, cán bộ từ chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân. Mọi hoạt động của chính quyền phải nhằm mục tiêu mang lại quyền lợi cho nhân dân lấy con người làm mục tiêu phấn đấu lâu dài. Trách nhiệm của nhà nước là nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của nhân dân mà trước hết là “Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chổ ở, làm cho dân được học hành” và “Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”.

      HCM chú ý mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với cán bộ nhà nước là công bộc của nhân dân, do dân bầu ra, được nhân dân ủy quyền. Là người phục vụ nhưng cán bộ nhà nước đồng thời là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân. “ Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường ”. Cán bộ là đầy tớ của nhân dân thì phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính…, là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi với nhân dân, trọng dụng hiền tài… Cán bộ phải vừa có đức, vừa có tài, vừa hiền lại vừa minh.

      HCM là người chủ tịch suôt dời vì dân. Người tâm sự: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc chính phủ, tôi lo lắng ngày đêm, nhẫn nhục cố gắng – cũng vì mục đích đó ”.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: