Câu 6. Trình bày quy trình của thanh tra giáo dục.
1. Chuẩn bị thanh tra
a. Ra quyết địnhthanh tra:
- Đây là điều kiện không thể thiếu trong bất kỳ một hoạt động thanh tra nào bởi hoạt động thanh tra chỉ được tiến hành trên cơ sở có quyết định thanh tra của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Quyết định thanh tra phải được ban hành dưới hình thức văn bản, trong đó ghi rõ nội dung, đối tượng, thời hạn thanh tra, thành viên, trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên thực hiện hoạt động thanh tra cùng những nội dung cần thiết khác cho việc tiến hành hoạt động thanh tra
b. Lập kế hoạch thanh tra và chuẩn bị một số nội dung khác cho hoạt động thanh tra:
- Trưởng đoàn dự thảo kế hoạch, trình người ra quyết định
- Kế hoạch tiến hành thanh tra gồm: Mục đích yêu cầu, nội dung cuộc thanh tra, phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện thanh tra
- Sau khi kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt, trưởng đoàn thanh tra phải họp đoàn để phổ biến kế hoạch, phân công thực hiện nhiệm vụ cụ thể cho thành viên và tổ chức tập huấn nghiệp vụ nếu cần thiết.
- Sau khi được phân công, từng thành viên phải lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của mình và trình lên đoàn trưởng phê duyệt. Ví dụ: thanh tra viên phải biết chương trình dạy phân môn học đến đâu, có kế hoạch dự giờ, chuẩn bị các loại câu hỏi kiểm tra chất lượng văn hoá, nhận thức về đạo đức... đối với học sinh
-Trưởng đoàn tập hợp những thông tin đã thu thập được về đối tượng thanh tra để dự kiến những vấn đề cần đi sâu;kiểm tra hoàn tất các thủ tục hành chính cần thiết để chuẩn bị tiến hành hoạt động thanh tra; chuẩn bị đầy đủ các cơ sở vật chất, phương tiện ; các văn bản, tài liệu… phục vụ cho hoạt động thanh tra. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác thanh tra trong trường hợp cần thiết (đặc biệt đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục). Sau đó thông báo với trường, cơ sở, cá nhân được thanh tra (trừ trường hợp đột xuất) .
2. Tiến hành Thanh tra:
a. Công bố quyết định thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra công bố quyết định thanh tra cho đối tượng thanh tra.
b.Tiến hành thanh tra
Trưởng đoàn thanh tra phải làm việc trực tiếp với người có thẩm quyền của cơ sở thanh tra để thống nhất thờigian và tạo điều kiện để họ có thể sắp xếp thời gianvà bố trí người làm việc với đoàn.
Khi tiến hành thanh tra, các thành viên trong đoàn thanh tra chỉ làm việc với đối tượng tại công sở và trong giờ hành chính. Nếu cần thiết làm việc ngoài giờ hành chính hay ngoài công sở phải có sự đồng ý của trưởng đoàn.
Nội dung các buổi làm việc phải có biên bản
Thành viên phải báo cáo với trưởng đoàn về tiến độ và kết quả việc thực hiện nhiệm vụ được phân công theo yêu cầu của trưởng đoàn. Nếu phát hiện những nghi vấn... phải báo cáo ngay với trưởng đoàn để quyết định.
Trưởng đoàn phải báo cáo với người ra quyết định về những vấn đề vượt quá quyền hạn, nhiện vụ hoặc những vấn đề không thuộc nội dung kế hoạch thanh tra. Nếu thấy cần thiết, trưởng đoàn có thể đề nghị người ra quyết định thanh tra sửa đổi bổ sung quyết định hoặc kế hoạch tiến hành thanh tra, đề nghị thay đổi thành viên vì lý do sức khoẻ hay vì những lý do khác.
Trong quá trình tổ chức thực hiện thanh tra , người ra quyết định không trực tiếp tiến hành tại cơ sở nhưng phải thường xuyên chỉ đạo đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên trong quá trình đó như: Giải quyết kịp thời các đề nghị ; theo dõi việc thực hiện của đối tượng thanh tra đối với các kết luận , kiến nghị và quyết định của đoàn thanh tra hoặc thanh traviên.
c. Thời hạn thanh tra
Theo quy định của pháp luật mỗi cấp thanh tra có thời hạn khác nhau.Thời hạn thanh tra được tính từ ngày bắt đầu tiến hành thanh tra ghi trong quyết định và kết thúc vào ngày công bố kết luận , kiến nghị trước đối tượng thanh tra.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người ra quyết định thanh tra xác định thời hạn cho phù hợp để vừa đảm bảo quy định của pháp luật vừa đảm bảo thời gian cần thiết cho cơ quan có thẩm quyền thanh tra hoàn thành tốt nhiệm vụ mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng được thanh tra
3. Kết thúc thanh tra:
Sau khi hoàn thành nội dung nhiệm vụ được phân công, đoàn viên hoặc nhóm đoàn viên phải tổng hợp kết quả, đưa ra những kết luận, đề xuất hướng xử lý bằng văn bản, lập hồ sơ theo phần công việc đó và bàn giao cho trưởng đoàn hoặc người được trưởng đoàn uỷ quyền.
Trưởng đoàn có trách nhiệm dự thảo báo cáo thanh tra theo các yêu cầu ghi trong quyết định thanh tra.
Trưởng đoàn phải triệu tập cuộc họp tất cả các thành viên của đoàn thanh tra để thaỏ luận dự thảo báo cáo thanh tra công khai, dân chủ và chính xác. Trưởng đoàn là người kết luận và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra.
Trưởng đoàn chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp công bố báo cáo dự thảo thanh tra với đối tượng thanh tra. Thành phần tham dự cuộc họp do trưởng đoàn quyết định. Việc công bố báocáo dự thảo phải được lập thành biên bản. Nếu thấy cần thiết phải sửa đổi bổ sung kết luận thì trưởng đoàn phải họp đoàn để thảo luận việc tiếp thu hoặc không tiếp thu những ý kiến trình bày hoặc giải trình và báo cáo với người ra quyết định thanh tra.
Hoàn chỉnh văn bản báo cáo chính thức cuộc tranh tra. Văn bản này do trưởng đoàn ký và đóng dấu.
Trưởng đoàn thanh tra gửi báo cáo thanh tra cho cấp ra quyết định thanh tra. Sau 15 ngày, cấp ra quyết định thanh tra phải ra kết luận thanh tra và gửi kết luận thanh tra cho đối tượngthanh tra và các cơ quan liên quan
Đoàn thanh tra hoàn thiện hồ sơ và phải bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho cơ quan đã thành lập đoàn thanh tra.
Hồ sơ gồm có :
+ Quyết định thành lập đoàn thanh tra.
+ Đơn khiếu nại tố cáo (nếu có ).
+ Kế hoạch tiến hành thanh tra, đề cương thanh tra.
+ Báo cáo của đối tượng thanh tra.
+ Các loại biên bản , báo cáo kiểm tra các đối tượng ( giáo viên, học sinh...).
+ Văn bản báo cáo thanh tra.
+ Các văn bản khác liên quan đến kết quả thanh tra.
4. Sau thanh tra
- Viết báo cáo kết quả gửi các cấp quản lý.
- Theo dõi việc thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra.
- Thanh tra lại( nếu cần).
-> Ngoài tiến trình chung trên, khi đi vào thanh tra theo từng chuyên đề , từng vụ việc ( từng đối tượng ) cụ thể, tiến trình thanh tra các đối tượng có những nét đặc trưng riêng.Ví dụ : thanh tra toàn diện một trường học tiến trình khác với thanh tra toàn diện một giáo viên, thanh tra giờ dạy, thanh tra kết quả học tập của học sinh....Những tiến trình này được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn cuả thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, với những tiêu chí đánh giá khác nhau
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top