Câu 6: Mục tiêu và động lực của Cnxh ở Việt Nam theo tt hcm

Câu 6: Mục tiêu và động lực của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Mục tiêu:

 Mục tiêu tổng quát:

+ Ở HCM, mục tiêu chung ủa cnxh là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nd, làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai ai cũng được cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

+ Xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

=> Mục tiêu cụ thể:

- Về chế độ chính trị: Cần xây dựng chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ. Mọi người đều có quyền công dân và mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền làm chủ nhưng cũng có nghĩa vụ của người làm chủ. Mọi người đều có nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đồng thời có nghĩa vụ học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt để xứng đang với vai trò người chủ.

- Về kinh tế: Cần xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất và dần dân thực hiện giải phóng sức sản xuất xã hội, tạo ra được một nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại và ngày càng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Ở thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, như: “Sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân…. Sở hữu của hợp tác xã là sở hữu tập thể của nhân dân lao động…. sở hữu của người lao động riêng lẻ… Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản”, trong đó kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên.

- Về văn hóa: Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa – tư tưởng không phụ thuộc máy móc vào điều kiện sinh hoạt vật chất, vào mức sống, mà có khi nó phải đi trước một bước để dọn đường cho Cách mạng công nghiệp. Do vậy, cần phải xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, lấy hạnh phúc của nhân dân làm cơ sở.

- Về quan hệ xã hội và mục tiêu xây dựng con người: Cần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ; có quan hệ tốt đẹp giữa người với người, những chính sách xã hội được quan tâm thực hiện; đạo đức – lối sống xã hội phát triển lành mạnh. Con người mới xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh, phải có những người thiết tha với lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có tinh thần và năng lực làm chủ; có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có kiến thức khoa học kỹ thuật, nhạy bén với cái mới; có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.

b. Động lực

- Động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công - nông – trí. Con người là động lực của CNXH

- Cộng đồng: mọi tầng lớp nhân dân, kể cả giai cấp tư sản dân tộc và địa chủ yêu nước; sức mạnh của khối đại đoàn kết là sức mạnh tổng lực mà muốn phát huy được thì cần phải kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế và của toàn xã hội.

+ Nhà nước đại diện cho ý trí và quyền lực của nhân dân, thực hiện chứ năng quản lý và đưa sự nghiệp xd CNXH đến thắng lợi. Đảng có ý nghĩa quyết định và là hạt nhân trong hệ động lượng của CNXH.

+ Động lực kinh tế: phát triển kinh tế, sản xuát kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất…

+ Văn hóa, giáo dục khoa học là động lực tinh thần không thể thiếu của CNXH.

- Cá nhân: phát huy sức mạnh của động lực con người với tư cách cá nhân người lao động.

+ Tác động vào nhu cầu và lợi ích của con người.

+ Tác động vào các động lực chính trị - tinh thần: phát huy quyền làm chủ, ý thức làm chủ của người lao động; thực hiện công bằng xã hội.

+ Sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác: ý thức chính trị, văn hóa, đạo đức, pháp luật.

Kết hợp sức mạnh thời đại tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải ắn liền với CN quốc tế của GCCN, phải sử dụng tốt những thành quả khoa học kĩ thuật thế giới.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top