Câu 6: CLGD? CLGD có liên quan đến những yếu tố nào? tại sao?
Theo quan điểm chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu đề ra thì Chất lượng giáo dục là mức độ phù hợp với mục tiêu giáo dục hay là sự đáp ứng của sản phấm đào tạo đối với các chuấn mực và tiêu chí đã được xác định.
Từ góc độ tâm lí – giáo dục, có thể hiểu chất lượng giáo dục là chất lượng của nhân cách được đào tạo và cũng là chất lượng của quá trình đào tạo nhân cách.
Từ góc độ lí luận dạy học, một số tác giả cho rằng chất lượng giáo dục là mức độ kết quả của một quá trình học tập so với mục đích giáo dục.
Từ góc độ quản lí giáo dục, chất lượng giáo dục thường được hiểu theo nghĩa rộng và đa dạng hơn, liên quan đến tất cả các yếu tố cơ bản của hệ thống giáo dục; theo đó Chất lượng của hệ thống giáo dục là mức độ đáp ứng mục tiêu của hệ thống giáo dục.
Những yếu tố liên quan đến chất lượng giáo dục:
- Điều kiện kinh tế xã hội
- Nguyên tắc và mục tiêu giáo dục
- Những ưu tiên và các mối quan hệ
- Luật và các chính sách
- Cấu trúc - tổ chức
- Hệ thống quản lý
- Tài chính giáo dục
- Các điều kiện vật chất
- Người dạy và người học
- Môi trường sư phạm
Có thể xem xét để kết hợp các yếu tố này vào một khung chung gồm bốn thành phần cơ bản sau đây:
a) Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường (Đầu vào):
- Nhân lực (người quản lí, giáo viên, học sinh);
- Vật lực (cơ sở vật chất, kĩ thuật, học liệu,…);
- Tài lực (tài chính cho giáo dục, các nguồn thu,…).
b) Quá trình các hoạt động giáo dục: bao gồm các hoạt động giáo dục và quản lí diễn ra trong nhà trường và trong cả hệ thống giáo dục với các yếu tố cụ thể như: thời gian dành cho học tập, việc sử dụng các phương pháp dạy học, tương tác giữa giáo viên và học sinh, quy chế kiểm tra, đánh giá...
c) Kết quả giáo dục (Đầu ra): là con người được giáo dục với những phẩm chất, năng lực mà họ nhận được trong những năm tháng học tập (lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức trở thành công dân tốt, kĩ năng đọc, viết, tính toán và các kĩ năng sống, các kĩ năng phát triển tính sáng tạo,...). Thành phần này cũng bao gồm cả người dạy với những trưởng thành nhất định qua quá trình giáo dục mà họ trực tiếp tham gia.
d) Hoàn cảnh xã hội: là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục và tiếp nhận sản phẩm của giáo dục, bao gồm các điều kiện kinh tế xã hội, các nhân tố văn hoá, tôn giáo, cơ sở hạ tầng dành cho giáo dục, cơ chế quản lí nhà nước về giáo dục, sự cạnh tranh của nghề dạy học trong thị trường lao động, nhu cầu của thị trường lao động và xu thế toàn cầu hoá của các nền kinh tế,…
Với sự phân tích như vậy, có thể nói rằng: chất lượng của một hệ thống giáo dục là chất lượng của những thành phần cơ bản tạo nên hệ thống giáo dục đó, bao gồm:
- Chất lượng đầu vào – I (Input)
- Chất lượng quá trình quản lí – M (Management)
- Chất lượng đầu ra – O (Outcome)
- Ba thành phần chất lượng trên cần được xem xét trên nền một hoàn cảnh cụ thể - C (Context).
Nói một cách vắn tắt, C.I.M.O là quan điểm xem xét chất lượng của một hệ thống giáo dục. Theo cách tiếp cận này, sản phẩm của giáo dục chỉ đạt chất lượng khi toàn bộ tổ chức của hệ thống giáo dục có chất lượng.
Tại sao: chém gió
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top