Cau 56
56 - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH NHƯ THẾ NÀO?
Có 7 nhân tố trong quá trình phát triển của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là:
1 Công nghệ mới
2 Thay đổi về vật liệu:
3 Kỹ thuật sản xuất
4 Các kênh phân phối mới
5 Thay đổi các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
6 Thay đổi trong các ngành công nghiệp phụ trợ hoặc liên quan
7 Ảnh hưởng của các chính sách của chính phủ
1 Công nghệ mới
Trong quá trình hoạt động của mình, các dòng sản phẩm luôn phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu, và các hãng sản xuất luôn phải thay đổi lại quy trình công nghệ để thích ứng với đòi hỏi mới. Khi công nghệ mới đe doạ sự tồn tại của dòng sản phẩm hiện thời và quy trình công nghệ, khi đó sẽ tồn tại khái niệm "thích ứng về thay đổi công nghệ". Khái niệm này là những thay đổi tích cực nhằm định nghĩa lại cấu trúc công nghệ, cũng như quy trình sản xuất, thậm chí nó còn làm thay đổi hoàn toàn những yếu tố đó
Thông thường công nghệ thường liên quan tới cả bản thân sản phẩm và quy trình sản xuất ra nó. Mỗi dòng sản phẩm có liên hệ tới rất nhiều khâu như thiết kế, mẫu thử các bộ phận cấu thành, quy trình công nghệ...vv. Việc sản xuất ra các dòng sản phẩm mới sẽ làm thay đổi các quy trình cũng như các nguồn lực sẵn có.
Các công ty thường phải dành riêng một nguồn lực nào đó cho việc phát triển và gia tăng hàm lượng công nghệ. Họ thường ưu tiên các lĩnh vực như: vật liệu, thiết kế, phương pháp, quy trình, cũng như thiết bị gia công, là những lĩnh vực dễ có đột phá và dễ thay đổi.
2 Thay đổi về vật liệu:
Thay đổi về vật liệu tạo ra sự đột phá về chất lượng và giá thành sản phẩm, những yếu tố đó tạo ra sức cạnh tranh mới có thể tạo ra bước ngoặt cho doanh nghiệp. Ví dụ như: Cáp quang ra đời đã thay thế hoàn toàn cáp lõi đồng trong truyền thông, Plastic hoặc composite đã thay thế cho thép trong rất nhiều bộ phận của công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp nặng khác.
3 Kỹ thuật sản xuất
Kỹ thuật sản xuất liên tục được nghiên cứu và thay đổi, do được áp dụng các sáng kiến kỹ thuật và việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Kỹ thuật mới thường được phát triển theo hướng chuyên môn hóa và tối ưu hóa. Có thể thấy rõ điều này qua kỹ thuật sản xuất thép và nhựa.
Tên ngành Công nghệ cũ Công nghệ mới
Điện tử
Bán dẫn Vi mạch
Sản xuất giày
Da Vật liệu tổng hợp
Cánh máy bay
Sắt, thép Vật liệu Composite
Động cơ ôtô
Nhôm Gốm
Khung sườn ô tô Hàn từng phần Ghép từng modul
Máy tính Trạm máy chủ Máy tính cá nhân
Mạng
Sản xuất TV Lắp ráp bằng tay Lắp ráp tự động
Phim ảnh Phim tráng bạc Thẻ nhớ
Những thay đổi về kỹ thuật sản xuất
4 Các kênh phân phối mới
Các nhà sản xuất thường phải lên kế hoạch chi tiết về kênh phân phối và makerting nhằm xác định rõ thách thức và cơ hội khi cho một sản phẩm mới ra nhập thị trường. Các đầu mối phân phối là một phần tất yếu của các ngành công nghiệp, và bất cứ sự thay đổi nào về phương pháp và cách thức phân phối đều có ảnh hưởng mang tính chiến lược tới ưu thế cạnh tranh. Vào cuối những năm 1990, sự thay đổi mang tính ảnh hưởng lớn nhất tới các ngành công nghiệp là việc ứng dụng internet vào phân phối sản phẩm. Rất nhiều công ty đầu tư lớn cho việc quảng bá hình ảnh của họ trên Internet.
5 Thay đổi các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
Sự thay đổi của các chỉ số kinh tế và cơ cấu của các ngành có thể đột ngột thay đổi lợi thế cạnh tranh.
Ví dụ như những khó khăn mà các công ty ôtô và điện tử Nhật Bản đang gặp phải. Với cách quản lý tiên tiến, phương thức sản xuất theo kiểu Nhật Bản đã từng sử dụng lợi thế về giá thành để cạnh tranh với các công ty của Mỹ. Tăng lương cho công nhân Nhật tức là gián tiếp làm chậm sự tăng trưởng của kinh tế trong nước, và qua đó làm thay đổi tỷ giá đồng nội tệ. Trong một giai đoạn và các điều kiên nhất định thì đồng nội tệ yếu sẽ tạo ra ưu thế về cạnh tranh. Hiện nay các công ty Nhật bản đang cố gắng giảm chi phí bằng việc tự động hoá, thuê gia công và thống nhất và tiêu chuẩn hóa hàng nhập từ nước ngoài.
6 Thay đổi trong các ngành công nghiệp phụ trợ hoặc liên quan
Đôi khi sự thay đổi trong những ngành công nghiệp phụ trợ hay có liên quan làm thay đổi một cách nhanh chóng môi trường cạnh tranh của một nền công nghiệp khác.
Có thể lấy mối quan hệ giữa ngành sản xuất giầy da, ngành công nghiệp thuộc da và hoá chất. Ngành đóng giày ở Ý và Braxin phát triển mạnh vì họ có thể mua một số lượng lớn da tốt từ những công ty chuyên cung cấp da thuộc. Tuy nhiên, khi những công ty hoá chất có thể sản xuất được vật liệu giả da cho công nghiệp đóng giày thì ngành này có những thay đổi nhanh chóng. Đầu tiên là lượng da đặt mua sẽ giảm sút, và vì thế các công ty thuộc da này sẽ phải cạnh tranh gay gắt với nhau hơn trước, đồng thời lượng da bán được sẽ ngày càng giảm sút. Sau đó nếu một loại vật liệu mới được sử dụng cho đóng giày với xu hướng làm giảm giá thành sản phẩm sẽ gia tăng các hãng đóng giày và các hãng đóng giày cũng phải cạnh tranh với nhau,....gây ra những tác động liên hoàn tới toàn bộ nền kinh tế.
7 Ảnh hưởng của các chính sách của chính phủ
Những chính sách của Chính phủ có những tác động lớn hoặc thậm chí là nguy cơ đối với một nền công nghiệp. Ví dụ như việc áp dụng mức thuế nhập khẩu cao của Chính phủ Mỹ đối với các xe máy nhập từ Nhật Bản vào những năm 1970 đã làm mất đi lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất NHật Bản như Kawasaki, Honda hay Yamaha. Gần đây, hạn mức nhập khẩu xe ôtô Nhật vào đầu những năm 1990, đặc biệt là hạn mức áp dụng cho các dòng xe tải nhỏ, đã bảo hộ cho công nghiệp ô tô Mỹ chống lại sự cạnh tranh của các nhà sản xuất nước ngoài như Honda, Toyota, Nissan.
Đạo luật chống độc quyền có thể làm thay đổi vị thế cạnh tranh của một số ngành công nghiệp. Ví dụ cuộc chiến pháp lí giữa Microsoft và Bộ pháp lí làm giảm sức mạnh độc quyền của Microsoft trong ngành công nghiệp phần mềm, đặc biệt là trong lĩnh vực tìm kiếm trên Internet. Thoả thuận này tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty sản xuất máy tính cá nhân sử dụng những phần
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top