Cau 5 TTHCM
5. Trình by nh?ng lu?n ?i?m ch? y?u c?a HCM v? ?CS VN.
Quan điểm 1: ĐCS VN là nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi sự nghiệp của CMVN
- Đề cập về vai trò của ĐCS, Lênin đã viết: "hãy cho tôi một tổ chức, tổ chức của những người CM tôi sẽ làm đảo loan cả nước Nga" và Người đã thành lập ĐCS Nga 1903 và Đảng này đã lãnh đạo CM XHCN tháng 10/1917 ở Nga thắng lợi mở ra thời đại mới, thời đại CMVS
- Nghiên cứu lý luận của Lênin về Đảng kiểu mới và kinh nghiệm CMT10, vai trò của Đảng đối với CMT10, sau khi trở thành người cộng sản thì Bác đã chuẩn bị tích cực về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng ta, trong bài giảng của Người từ 1925-1927, Người đã chỉ rõ vai trò của ĐCS, Người tự đặt câu hỏi và giảng giải như sau: "CM trước hết can có cái gì?" CM trước hết cần có ĐCS, Đảng để làm gì? Để trong thì vận động dân chúng, ngòai thì liên hệ với giai cấp vô sản nơi nơi, Đảng có vững thì CM mới thành công ví như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.
- Đầu năm 1930, Bác triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đã chỉ rõ vai trò của Đảng, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của đảng là nguyên nhân cơ bản đầu tiên để đảm bảo cho CMVN thắng lợi và tư tưởng này đã được thực tiễn CMVN trong TK20 chứng minh, trong kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, Bác đã chỉ rõ công lao của Đảng thật là to và lịch sử Đảng là cả 1 pho lịch sử bằng vàng.
Quan điểm 2: ĐCS VN ra đời là sự kết hợp CN Mac Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở VN trong thơi đại mới.
- Đề cập về qui luật ra đời của Đảng CM của công nhân
Mac: CNXHKH + phong trào CN -> ĐCM&CN
Lenin: CN Mac + phong trào CN -> ĐCM&CN
Quốc tế CS: tại ĐH5 sau khi mặc niệm tưởng nhớ Lênin, ĐH đã đưa ra khái niệm CN MacLenin và nêu qui luật ra đời của ĐCS là CN MacLênin+ phong trào CN -> ĐCS
- BH đã hiểu thấu đáo về qui luật ra đời của ĐCS, vì vậy Người đã viết sách báo truyền bá CN Mac Lenin vào nước ta, Người truyền bá CN MacLenin, đường lối, nhiệm vụ, phương pháp CM và những vấn đề chiến lược, sách lượcf của CMVN thông qua hội VN CMThanh niên do Người thành lập.
- Từ khi có CN Mac Lênin, tư tưởng HCM xâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước VN, đặc biệt là phong trào vô sản hóa (1927-1928) làm cho phong trào phát triển mang theo 1 chất mới, chất CMVS và làm xuất hiện nhiều tổ chức CS ở VN
- 3/2/1930: Đảng ta ra đời là sự kết hợp CN MacLênin, tư tưởng HCM với phong trào CN và phong trào yêu nước, Đảng ra đời là kết quả tất yếu của phong trào CN và phong trào yêu nước ở VN trong thời đại mới, tổng kết quá trình này trong các kỷ niệm thành lập Đảng, BH đã chỉ rõ ĐCS VN ra đời là sự kết hợp CN Mac lênin với phong trào CN và phong trào yêu nước và Người nêu yêu cầu cho tòan Đảng và cho thế hệ trẻ VN là phải tích cực học tập CN Mac Lenin để làm giàu trí tuệ của Đảng, để nâng cao nhận thức, để trang bị nhân sinh quan, thế giới quan CM và KH để làm tròn nhiệm vụ của mình.
Quan điểm 3: ĐCSVN là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc VN
- Khi nói về ĐCSVN Bác luôn lưu ý chúng ta phải nhận thức rõ về bản chất của Đảng về Đảng của ai và mục đích của Đảng là gì
- Bác chỉ rõ:
* ĐCSVN là đội tiên phong của giap cấp CN, nhân dân lao động và của cả dân tộc, Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân và mang tính nhân dân sâu sắc.
* Mục đích của Đảng là lãnh đạo nhân dân ta thực hiện quá trình giải phóng: giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng XH, giải phóng lòai người giành độc lập cho dân tộc rồi đi lên CNXH mang lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho dân tộc cho XH.
* Về tên Đảng: ngày thành lập Đảng, bác đặt tên Đảng là ĐCSVN, hội nghị tháng 10/1930 do Trần Phú chủ trì, Bác đổi tên Đảng thành ĐCS Đông Dương, 1951, Bác đổi tên Đảng thành Đảng Lao Động VN, trong báo cáo chính trị tại ĐH, Người khẳng định: "trong giai đọan này, quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc là một, chính vì Đảng lao động VN là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cho nên nó phải là Đảng của dân tộc VN" dù tên Đảng có khác nhau nhưng bản chất của Đảng vẫn là một, Đảng mang bản chất giai cấp của giai cấp công nhân, bản chất giai cấp công nhân của Đảng thể hiện chủ yếu ở mục tiêu, ở đường lối của Đảng thực sự vì độc lập dân tộc vì CNXH và có tuyệt đối trung thành với giai cấp với nhân dân và với dân tộc hay không.
Quan điểm 4: ĐCSVN lấy CN Mác Lênin làm cốt hay là lấy CN MacLênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi họat động CM của mình.
- CN Mac Lenin là hệ tư tưởng CM và KH, là hệ lý luận dẫn đường cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiến hành sự nghiệp giải phóng của mình.
- Nhận thúc sâu sắc vai trò của lý luận Mac Lênin, Bác đã đưa lý luận Mác Lenin vào VN. Mở đầu cho tác phẩm"đường cách mệnh" Người viết: "khong có lý luận CM thì không có vận động CM, chỉ có Đảng nào có lý luận cách mệnh tiên phong dẫn lối đưa đường thì Đảng đó mới làm nổi vai trò của chiến sĩ tiên phong"
- Bác yêu cầu cán bộ Đảng viên phải nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mac Lênin nhưng theo Người học tập chủ nghĩa Mac Lênin không phải là thuộc lòng từng câu từng chữ rồi thực hiện một cách giáo điều máy móc mà phải name cái bản chất CM, cái phương pháp, nắm cái linh hồn của học thuyết, vận dụng 1 cách sáng tạo tránh giáo điều rập khuôn và phải lấy CN Mac Lenin tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân lọai làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi họat động CM của mình.
Quan điểm 5: về tổ chức của Đảng, Bác chỉ rõ lấy cái nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng.
- Tập trung dân chủ
- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
- Nêu cao phê bình và tự phê bình
- Gắn bó mật thiết với nhân dân
- Đòan kết thống nhất trong Đảng
- Kỷ luật nghiêm minh và tự giác
Quan điểm 6: Đảng vừa là ngưởi lãnh đạo và vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, Đảng phải thường xuyên chăm lo, củng cố mối quan hệ máu thịt với Đảng với dân
- Theo Bác, hai mặt lãnh đạo và đầy tớ không tách rời nhau, không đối lập nhau và Người nhấn mạnh lãnh đạo có nghĩa là đầy tớ, điểm này xuất phát từ mục tiêu lý tưởng của Đảng phải chăm lo cho nhân dân, giải phóng nhân dân khỏi áp bức bóc lột, mang lại hạnh phúc cho dân chứ Đảng không có mục đích nào khác.
- Khi giành lại chính quyền thì Bác nếu tư tưởng về Đảng cầm quyền: theo Bác Đảng cầm quyền là Đảng lãnh đạo nhà nước để hòan thành mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH
- Bác còn chỉ ra mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân là Đảng mà không có dân thì không có lực lượng mà dân không có Đảng thì không có người dẫn lối đưa đường. Trong lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng, Bác kêu gọi nhân dân hãy đứng dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng để chiến đấu cho quyền lợi của mình và Người rất quan tâm xây dựng mối quan hệ giữa Đảng và dân mà theo Người mqh này là cá với nước, mqh máu thịt và Người chỉ rõ nước lấy dân làm gốc thì chính quyền nhà nước phải lấy dân làm gốc, CB Đảng viên thì không được đứng trên dân mà phải đứng trong dân, phải đi sâu đi sát quần chúng.
Quan điểm 7: Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn tự đổi mới
- Bác khẳng định Đảng ta vừa là đạo đức, vừa là văn minh tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc.
- Theo Người, một dân tộc, một Đảng ngày hôm qua là vĩ đại, có sức thuyết phục lớn nhưng không có nghĩa ngày nay và ngày mai vẫn được mọi người kính trọng, tôn sùng nếu lòng dạ không thẳng ngay, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.
- Phải không ngừng tự đổi mới và tự chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng để Đảng đáp ứng yêu cầu là người lãnh đạo CM trong giai đọan mới.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top