Câu 5. Trình bày ngắn ngọn tình hình nc bpsh ở Việt Nam, cho VD.
Câu 5. Trình bày ngắn ngọn tình hình nghiên cứu biện pháp sinh học ở Việt Nam, cho VD.
- Khái quát chung về tình hình nghiên cứu BPSH ở VN
Mặc dù BPSH trên thế giới đã thành công hơn 100 năm nhưng dây là 1 lĩnh vực khoa học tương đối mới ở nước ta.
Theo những gì ghi chép lại nông dân ta biết sử dụng kiến vàng để diệt trừ sâu hại cam quýt từ rất lâu. Nhưng nghiên cứu phát triển BPSH thì mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu thập niên 1970. Nhũng nghiên cusu về thành phần thiên địch trên sâu hại lúa của viện BVTV, việc đánh giá hiệu lực của các chế phẩm sinh học từ vi khuẩn Bt để trừ sâu tơ tại Viện BVTV có thể coi là những công trình đầu tien nghiên cứu BPSH phòng chống dịch hại của nước ta.
Năm 1973 việc nghiên cứu sử dụng ong mắt đỏ Trichogramma spp để 1 số sâu hại được bắt đầu tại Viện BVTV. Sau đó công việc nghiên cusu này cũng được 1 số cơ quan khác tiến hành như phòng sinh thái côn trùng, bộ môn động vật ko xương sống.
Nghiên cứu nấm Beauveria bassiana trừ sâu róm thong được bắt đầu từ giữa thập niên 1970 ở trường đại học Lâm Nghiệp.
Từ cuối năm 1980 đến nay việc nghieenc ứu BPSH được nghiên cứu ở nhiều cơ quan như viện BVTV, Đại học NNHN, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật,…
- Kết quả chủ yếu trong nghiên cứu phát triển BPSH ở nước ta.
+ Bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể thiên địch sẵn có trong tự nhiên:
Điều tra thành phần thiên địch của dịch hại. VD: họ chân chạy Carabidae, họ ong Braconidae, Ichneumonidae, bọ xít cổ ngỗng được nghiên cứu về thành phần loài.
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của những thiên địch phổ biến: ong Trichogramma japonicum, Trichogramma chilonis,…
Đánh giá vai trò của thiên địch trong hạn chế số lượng sâu hại chính.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các điềm kiện sinh thái đến thiên địch.
+ Nhân nuôi bổ sung thiên địch vào sinh quần nông – lâm nghiệp:
Nhập nội, thuần hóa thiên địch để trừ dịch hại ngoại lai: 1996 chi cục BVTV Lâm Đồng đã nhập nội ong lý sinh Diadegama semiclausun trừ sâu tơ.
Di chuyển thiên địch trong cùng khu phân bố của loài.
Nhân thả thiên địch để trừ dịch hại: nhân thả ong mắt đỏ Trychogramma ssp để trừ trứng sâu hại.
Bảo vệ bằng điều tra thành phần, nghiên cứu địa điểm SH-ST, đánh giá vai trò,. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng.
+ Nghiên cứu sử dụng và sản xuất các chế phẩm diệt trừ dịch hại: chế phẩm HaNPV trừ sâu xanh trên thuốc lá, nấm Trychoderma trừ nấm Rhizoctonia solani, Fusarium sp,…
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top