Câu 5:Quan điểm HCM về sự ra đời, bản chất ĐCS VN.

Câu 5 : Quan điểm của HCM về sự ra đời, bản chất của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nội dung xây dựng Đảng về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.

1.Quan điểm của HCM về sự ra đời, bản chất của Đảng Cộng Sản Việt Nam

a.Tư tưởng HCM về sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN)

-Xuất phát từ tình hình các nước tư bản, Lenin cho rằng ĐCS ra đời là sự kết hợp của CN Mác và phong trào công nhân nên phải tạo điều kiện cho cả 2. Vì, nếu chủ nghĩa Mác không được tuyên truyền vào công nhân thì mãi chỉ là một lí thuyết và ngược lại . HCM tiếp thu quan điểm này của Lenin và HCM khẳng định là quan điểm này hoàn toàn đúng đắn nhưng HCM nhìn thấy một điểm hạn chế là chưa đề cập đến quốc gia nghèo nàn lạc hậu vì ở những nước này số lượng công nhân ít dẫn đến phong trào yếu nên nếu chỉ kết hợp 2 yếu tố này là không đủ, Người đã thêm vào đó phong trào yêu nước vì :

§Phong trào yêu nước có vai trò , vị trí to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam

§Phong trào yêu nước kết hợp được với phong trào công nhân vì 2 phong trào này có mục tiêu chung là “giải phóng dân tộc”

§Phong trào công nhân kết hợp được với phong trảo nông dân vì ở những nước nghèo công nhân có xuất thân trự tiếp từ nông dân

§Phong trào yêu nước của trí thức VN là nhân tố quan trọng thúc đẩy các yếu tố cho sự ra đời của ĐCSVN

b.Tư tưởng HCM về bản chất của ĐCSVN

-HCM khẳng định ĐCSVN mang bản chất của giai cấp công nhân, là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân

-HCM khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng dựa trên cơ sở thấy rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, tuy có số lượng ít so với dân số nhưng có đầy đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo đất nước, thực hiện mục tiêu cách mạng còn các giai cấp, tầng lớp khác do địa vị xã hội nên chiu7j sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và trở thành đồng minh của giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh phê phán những quan điểm không đúng như không đánh giá đúng vai trò to lớn của giai cấp công nhân cũng như quan điểm sai trái chỉ chú trọng công nông mà không thấy rõ vai trò to lớn của các giai cấp, tầng lớp khác.

-Cái quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng không phải chỉ ở số lượng đảng viên xuất thân từ công nhân mà cơ bản ở nền tảng tư tưởng của Đảng đó là chủ nghĩa Mác – Lenin, mục tiêu của Đảng là tiến tới chủ nghĩa cộng sản do vậy dù ở bất kì thành phần giai cấp nào giác ngộ về Đảng, được rèn luyện thử thách và tự nguyện đứng vào hàng ngũ của Đảng thì được kết nạp Đảng

2.Nội dung xây dựng Đảng về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ

a.Hệ thống tổ chức của Đảng

-HCM khẳng định sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức, một tổ chức tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân. Hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến cơ sở phải chặt chẽ, có tính kỉ luật cao. Mỗi cấp độ tổ chức có chức năng, nhiệm vụ riêng.

-Trong hệ thống tổ chức của Đảng, HCM rất coi trọng vai trò của chi bộ. Bởi lẽ, đối với bản thân Đảng, chi bộ là tổ chức hạt nhân, quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng, là môi trường tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi giám sát đảng viên. Chi bộ có vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa Đảng với quần chúng nhân dân.

b.Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng

-Tập trung dân chủ

oĐây là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng, giữa “tập trung” và “ dân chủ” có mối quan hệ khăng khít với nhau. HCM đã viết “ Chế độ ta là chế độ dân chủ , tư tưởng phải được tự do. Tự do là như thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình góp phần tìm ra chân lí. Đó là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lí, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý”

-Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

oHCM giải thích về tập thể lãnh đạo như sau: “Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo?

Vì một người dù có khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề chứ không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề.

Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó. Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người hì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt, mà có thấy rõ khắp mọi mặt thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm.”

oVề cá nhân phụ trách , HCM cho rằng:” Việc gì đã được đông người bàn bạc kĩ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có chuyên trách, công việc mới chạy

Nếu không có cá nhân phụ trách thì sẽ sinh cái tệ người này ủy cho người kia, người kia ủy cho người nọ, Kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì cũng không xong”

-Tự phê bình và phê bình

oMục đích của tự phê bình và phê bình là để làm cho phần tốt có trong mỗi tổ chức lớn lên, phần xấu bị mất dần đi, tức là nói đến sự vươn tới chân, thiện, mỹ. Mục đích này được quy định bới tính tất yếu trong quá trình hoạt động của Đảng ta. Bởi vì, Đảng là một thực thể của xã hội, đội ngũ của Đảng bao gồm những người ưu tú, nhưng trong Đảng cũng không tránh khỏi những khuyết điểm, không phải mọi người đều tốt. Chính vì vậy, HCM cho rằng, thang thuốc tốt nhất là tự phê bình và phê bình.

-Kỷ luật nghiêm minh, tự giác

Sức mạnh của một tổ chức cộng sản và của mỗi đảng viên bắt nguồn từ ý thức tổ chức kỉ luật nghiêm minh, tực giác. Tính kỉ luật nghiêm minh của Đảng đòi hỏi tất cả mọi tổ chức đảng, tất cả mọi thành viên đều phải bình đảng trước Điều lệ Đảng. Đồng thời, Đảng ta là một tổ chức gồm những người tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho nên tự giác là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức đảng và đảng viên.

-Đoàn kết thống nhất trong Đảng

oMuốn đoàn kết thống nhất trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi ở trong Đảng, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, thường xuyên tu dưỡng đạo đức các mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực khác, phải “sống với nhau có tình, có nghĩa”. Có đoàn kết mới tạo ra cơ sở vững chắcđể thống nhất ý chí và hành động, làm cho “ Đảng ta tuy đông người nhưng khi tiến đánh chỉ như là một người”.

-Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng.

oHCM đề ra một hệ thống các quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ. Người nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của cán bộ trong sự ngiệp cách mạng. Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian nối liền giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Muốn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Người cán bộ phải có đủ đức và tài, phẩm chất và năng lực, trong đo, đức, phẩm chất là gốc.

oHCM cho răng, công ác cán bộ là công tác gốc của Đảng. Nội dung của nó bao hàm các mắt khâu liên hoàn, có quan hệ chặt chẽ với nhau: tuyển chọn cán bộ, đào tọa huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ, đánh giá đúng cán bộ, tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ, thực hiện các chính sách đối với cán bộ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hpro