Câu 5. Nêu đối tượng và nội dung của thanh tra giáo dục
1. Đối tượng của thanh tra giáo dục
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.
-Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề không thuộc đối tượng của Thanh tra giáo dục
2. Nội dung thanh tra
a) Tổ chức cơ sở giáo dục
Số lượng, chất lượng cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên đối chiếu với định mức; số lượng và tỷ lệ cán bộ, nhà giáo chưa đạt chuẩn, đạt chuẩn, trên chuẩn;
b) Cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Diện tích khuôn viên, cảnh quan, môi trường sư phạm; số lượng phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm thực hành, phòng bộ môn, thư viện, phòng đa chức năng, phòng y tế, bếp ăn tập thể, khu nội trú, bán trú, khu vực để xe, vệ sinh, sân chơi, bãi tập, nhà đa chức năng;
- Trang thiết bị dạy học, sách thư viện;
- Việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật.
c) Thực hiện kế hoạch giáo dục:
- Tuyển sinh: thực hiện chỉ tiêu, số lượng học sinh, sinh viên từng khối (khóa), lớp;
- Tổ chức giảng dạy, học tập, thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học;
- Thực hiện quy chế chuyên môn về kiểm tra, thi, đánh giá xếp loại học lực;
- Kết quả tốt nghiệp, thi học sinh giỏi (nếu có) 3 năm liền kề thời điểm thanh tra;
- Xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục;
- Hoạt động sư phạm của nhà giáo được quy định cụ thể tại mục III của Thông tư này về thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo;
- Thực hiện nội dung, chương trình giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, quốc phòng, lao động hướng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định bao gồm hoạt động theo kế hoạch lên lớp, ngoài giờ, hoạt động xã hội; kết quả xếp loại hạnh kiểm và hoạt động giáo dục 3 năm liền kề;
- Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục được giao.
d) Công tác quản lý của thủ trưởng cơ sở giáo dục:
- Xây dựng kế hoạch giáo dục; kế hoạch nghiên cứu khoa học, phục vụ xã hội;
- Quản lý cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người học: tuyển dụng; quản lý hồ sơ nhà giáo, cán bộ, nhân viên, người học; việc bố trí, sử dụng; kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo;
- Thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ sở giáo dục;
- Công tác kiểm tra của thủ trưởng cơ sở giáo dục theo quy định;
- Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội; thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học;
- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản: hồ sơ, sổ sách; thu chi và sử dụng các nguồn tài chính; đầu tư xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo quản tài sản công;
- Công tác tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên, với chính quyền địa phương và công tác xã hội hóa giáo dục;
- Phối hợp công tác giữa cơ sở giáo dục với các đoàn thể quần chúng, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
đ) Các nhiệm vụ khác được giao;
e) Kết quả đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo (nếu có).
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top