cau 5: muc tieu va dong luc cua cach mang XHCN

1. Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng dân chủ tư sản với khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái đã

ập hợp quần chúng nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp

quí tộc, phong kiến. Nhưng khi giai cấp tư sản giành được chính quyền, thì

mọi quyền tự do, dân chủ của quần chúng nhân dân lao động không được

ôn trọng. Tự do trong chế độ tư bản chủ nghĩa là tự do bóc lột của giai cấp

ư sản, tự do bán sức lao động của người công nhân; tự do bóc lột của nước

giàu với nước nghèo, tự do thống trị của nước lớn với nước nhỏ, v.v..

Giải phóng con người, giải phóng xã hội là mục tiêu của giai cấp công

nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cho nên có thể nói chủ nghĩa xã hội

mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Chủ nghĩa xã hội không chỉ dừng lại

ở ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người, mà từng bước thực hiện việc

giải phóng con người "trên thực tế, biến con người từ vương quốc của tất

yếu sang vương quốc tự do", tạo nên một thể liên hiệp "trong đó sự phát

riển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi

người"

1

.

Khi chúng ta nói mục tiêu là cái đích cần đạt tới, do vậy, những mục

iêu khả thi nêu trên từng bước biến thành hiện thực thông qua quá trình lao

động nhiệt tình của quần chúng nhân dân lao động, thông qua những biện

pháp tổ chức xã hội một cách khoa học trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã

hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giành

ấy chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cách mạng xã hội chủ nghĩa là "xoá bỏ

mọi chế độ người bóc lột người... nhằm đưa lại đời sống ấm no cho toàn

dân"

2

. Khi mà "xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc

này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ"

3. Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa

"Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay, đều là do thiểu số

thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong

trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số"

1

.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công

nhân, nhân dân lao động ra khỏi tình trạng áp bức bóc lột, do vậy,

thu hút được sự tham gia của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân

dân lao động khác.

Giai cấp công nhân ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất

lượng, ngày càng giác ngộ về lợi ích giai cấp của mình thông qua sự lãnh

đạo của đảng cộng sản, cho nên là động lực cơ bản, chủ yếu của cuộc cách

mạng xã hội chủ nghĩa. Vai trò động lực và vai trò lãnh đạo của giai cấp

công nhân là yếu tố hàng đầu bảo đảm cho sự thắng lợi của cuộc cách

mạng xã hội chủ nghĩa. Thực tế lịch sử đã chỉ ra rằng, khi nào và ở đâu

phong trào công nhân vững mạnh, sự lãnh đạo của giai cấp công nhân sáng

suốt thì cách mạng thắng lợi, những lực lượng phản động quốc tế bị đẩy

lùi. ở đâu và khi nào phong trào công nhân suy yếu, sự lãnh đạo của giai

cấp công nhân giảm sút thì phong trào cách mạng sẽ gặp khó khăn.

Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của

giai cấp công nhân, do vậy, giai cấp này trở thành động lực cách mạng to

lớn trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đấu tranh

giành chính quyền, giai cấp công nhân chỉ giành thắng lợi khi giai cấp nông

dân đi theo giai cấp công nhân, làm cho sức mạnh của cách mạng tăng lên.

Trước đây, C. Mác đã chỉ ra, nếu giai cấp công nhân không thực hiện được

bài đồng ca cách mạng với giai cấp nông dân thì bài đơn ca của giai cấp

công nhân sẽ trở thành bài ai điếu.

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng vậy, giai cấp công

nhân chỉ có thể hoàn thành được sứ mệnh lịch sử khi đại đa số giai cấp

nông dân đi theo giai cấp công nhân, cùng giai cấp công nhân xây dựng xã

hội mới ngày càng tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

Sự tham gia đông đảo của giai cấp nông dân vào cuộc cách mạng xã

hội chủ nghĩa là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo của đảng, là cơ sở xây dựng

chính quyền nhà nước vững mạnh, xây dựng một xã hội quyền lực thuộc về

nhân dân. Giai cấp nông dân là lực lượng quan trọng trong sự phát triển

kinh tế của đất nước, cùng với giai cấp công nhân xây dựng nền kinh tế

ngày càng phát triển - điều kiện đảm bảo cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã

hội đối với chủ nghĩa tư bản.

Trí thức là những người có vị trí quan trọng trong cách mạng xã hội

chủ nghĩa, trong quá trình đấu tranh giành chính quyền và xây dựng chủ

nghĩa xã hội. Trước đây V.I. Lênin đã khẳng định, không có tri thức không

thể có chủ nghĩa xã hội. Trí thức là những người có đóng góp to lớn trong

chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phát triển dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho

đất nước, tham gia xây dựng đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của

nhà nước, đưa chúng vào trong quần chúng nhân dân và tổ chức quần

chúng thực hiện cho được đường lối, chính sách đó.

Trong thời đại khoa học công nghệ, lượng giá trị lao động chất xám

ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong sản phẩm hàng hoá, thì vai trò động lực

phát triển xã hội của trí thức lại càng cao. Ngày nay, không một sản phẩm

nào trong công nghiệp, trong nông nghiệp lại không gắn với khoa học công

nghệ.

Vai trò trí thức ngày càng tăng trong xã hội. Trí thức ngày càng có ý

nghĩa to lớn với sự phát triển đất nước, nhưng trí thức không bao giờ trở

thành lực lượng lãnh đạo cách mạng, vì họ không đại biểu cho bất cứ một

phương thức sản xuất nào, không có hệ tư tưởng độc lập. Trí thức phục vụ

cho giai cấp nào thì mang ý thức hệ của giai cấp đó. Trí thức trong cách

mạng xã hội chủ nghĩa thì theo ý thức hệ của giai cấp công nhân - chủ

nghĩa Mác-Lênin.

Báo cáo tổng kết 20 năm đổi mới (1986-2006) của Đảng đã chỉ rõ: Để

đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phải tạo lập và phát huy các động lực của nó,

có như vậy mới giải phóng được lực lượng sản xuất, giải phóng con người.

- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh

giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo

của Đảng. Đây là nguồn sức mạnh và là động lực chủ yếu bảo đảm thắng

lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực

của công cuộc đổi mới.

- Kết hợp hài hoà lợi ích xã hội, tập thể và cá nhân, quan tâm lợi ích

thiết thân của con người.

- Trong sự nghiệp đổi mới, cần quan tâm tới các động lực khác rất

quan trọng, như phát triển văn hoá, xây dựng con người, thi đua xã hội chủ

nghĩa,... kể cả động lực tinh thần (tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,

ý chí vươn lên, tự lực tự cường, khoa học - công nghệ...). Bản thân đổi mớ

cũng là một động lực của sự phát triển

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #education