Câu 5:Kiểm soát lỗi trong DSC
Câu 5: Phân tích các pp kiểm soát lỗi DSC.
Trả lời
a)Kết hợp FEC & ECC :
Trên thực tế DSC sử dụng cả 2 phương thức kiểm soát lỗi là FEC và ECC nhằm cho ra độ chính xác cao trong trao đổi thông tin song chịu thiệt thòi về tốc độ truyền tin.Tuy nhiên tốc độ truyền tin trong thông tin hàng hải thường thấp và việc kết hợp 2 phương pháp này có thể phát hiện và sửa các lỗi đơn cũng như 1 vài lỗi bù đơn giản nên hợp lý
b)Phương pháp FEC:
1. Sử dụng mã phát hiện lỗi:Sử dụng bộ mã phát hiện lỗi 10 bit. Bộ mã phát hiện lỗi 10 bit sử dụng trong hệ thống DSC là bộ mã khối tuyến tính hay nói cách khác đây là bộ mã đều nhị phân với độ dài bộ mã n=10 có khả năng chống nhiễu (phát hiện sai).
Mỗi vùng từ mã bao gồm 10 bit, gồm các số nhị phân B và Y(B tương ứng cho mức logic "0" và Y tương ứng cho mức logic "1")
Trong đó: + 7 bộ đầu mang nội dung thông tin.
+ 3 bit sau để kiểm tra lỗi.
Trong 7 bit mang tin thì bit thứ nhất là bit có trọng số thấp nhất còn bit cuối (bit thứ 7 trong 10 bit) là bit có trọng số lớn nhất. Nhưng trong 3 bit kiểm tra lỗi thì bit đầu tiên (bit thứ 8 trong 10 bit) là bit có trọng số cao nhất còn bit thứ ba (bit thứ 10 của từ mã) là bit có trọng số thấp nhất.
- Nguyên tắc phát hiện : Biết trước được số bit B(0) trong từ mã. . Với 3 bit phát hiện lỗi có thể mã hoá được 8 trạng thái khác nhau, cụ thể ở đây người ta sử dụng tổ hợp 3 bit này để mã hoá cho số con số "0" trong 7 bit thông tin.
- Nhược điểm: Trong cấu trúc thực tế của bộ mã 10 bit dùng trong mode DSC sẽ xảy ra trường hợp một số các từ mã sẽ có 3 bit kiểm tra có cấu trúc như nhau: Ví dụ: cấu trúc 3 bit kiểm tra là YBY 101 tức là số bít "0" trong 7 bit thông tin là 5 (nhưng có C75 = 21 từ mã có 5 bit "0" trong 7 bit thông tin) tức là có 21 từ mã có cấu trúc 3 bit kiểm tra như nhau là YBY. Vì vậy khả năng phát hiện lỗi kém, loại mã này chỉ phát hiện được lỗi đơn.
2. Sửa lỗi bằng cách phát mỗi từ mã 2 lần: để tăng độ tin cậy của thông tin mỗi kí tự được phát 2 lần theo kiểu trải thời gian: + Lần phát đầu DX (phát trước). + Lần phát sau RX (phát lại). Khoảng cách giữa hai lần phát cách nhau một khoảng thời gian bằng 4 lần thời gian phát một kí tự. Kiểm tra lỗi của 2 lần phát DX và RX. Xảy ra các trường hợp sau:
+ Cả 2 lần phát DX và RX đều không lỗi theo phương pháp kiểm tra số bít 0 nhưng phải từng từ mã kết luận từ mà thu đúng.
+ Khi phát DX, RX mà 1 đứng/1 sai => từ mã đúng theo kiểm tra lỗi nhờ xác định số bít "0"
+ 2 lần ko lỗi song khác nhau, xảy ra lỗi bù -> không xác định được đúng hay sai.
+ 2 lần phát đều lỗi => từ mà thu sai.
c) Phương pháp ECC: có kí tự kiểm tra lỗi Dùng để kiểm tra lỗi bù: Kí tự kiểm tra ECC được phát ở vị trí cuối cùng và phát lặp lại 2 lần. Kí tự này được sử dụng để kiểm tra toàn bộ cuộc gọi, tìm ra những lỗi mà không thể phát hiện ra bằng mã 10 bit phát hiện lỗi.
- Phương pháp: sử dụng cộng modul 2 tất cả các thành phần tương ứng của các kí tự thông tin, bắt đầu từ kí tự format, specifier cho tới kí tự EOS đứng trước ECC rồi so sánh với ký tự kiểm tra lỗi. Nếu đúng thì từ mã ECC đúng, nếu sai thì có lỗi bù.
- Trong một số cuộc gọi đặc biệt người ta có thể phát lại nhiều lần để khắc phục lỗi ECC phát hiện ra.
- Trong nhiều cuộc gọi khi ECC có kết quả kiểm tra cuối cùng là tốt thì mới coi là cuộc gọi đó đã thực hiện xong.
- Trong cuộc gọi cấp cứu (distress alert) người ta phát lặp lại 5 lần để tăng độ tin cậy thông tin.
Nxét: Ở phương pháp này có tốc độ truyền tin cao hơn song lại không tỉ mỉ. Trong thực tế người ta dùng đồng thời hai phương pháp trên sẽ cho độ chính xác cao trong trao đổi thông tin (tất nhiên là có chịu thiệt về tốc độ truyền tin). Song vì tốc độ truyền tin trong thông tin hàng hải thường thấp cho nên việc kết hợp hai pp trên là hợp lý.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top