câu 5:ính tất yếu, nội dung và bộ máy quản lý nn về tm?
a-tính tất yếu
- Quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ trong nền kinh tế thị trường là cần thiết khách quan. Một mặt do những khuyết tật và hạn chế của cơ chế thị trường gây nên, mặt khác, do nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thể hiện ở việc định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung, cũng như thương mại dịch vụ nói riêng trong từng thời kỳ. Nhà nước cần điều tiết, can thiệp vào kinh tế và thị trường, vào các quan hệ thương mại dịch vụ nhằm đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường và giá cả, cải thiện cán cân thanh toán...
- Quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ mới giúp cho lưu thông dịch vụ thông suốt trong phạm vi thị trường nội địa, mở rộng trao đổi dịch vụ giữa các địa phương, vừa khai thác thế mạnh của từng vùng, vừa phát huy lợi thế so sánh của quốc gia trong phát triển thương mại quốc tế.
- thương mại là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất, thuwowngmaij được coi là một ngành kinh tế quốc dân quan trong, sự phát triển của thương mại góp phần vào việc nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- thương mại là hoạt động mang tính liên ngành, là hoạt động có tính xã hội hóa cao, mà mỗi doanh nhân không thể xử lý các vấn đề một cách tốt đẹp, hơn nữa trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những mặt trái của nó đòi hỏi phải có sự quản lý và can thiệp của nhà nước để duy trì sự ổn định thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng bản thân cơ chế thị trường không thể tự điều chỉnh trong mọi trường hợp, mà cần thiết phải có vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế, thương mại, thương mại dịch vụ.
- thương mại- dịch vụ là lĩnh vực chứa đựng nhiều mâu thuẫn của dời sống kinh tế xã hội (giữa dn với dn, dn với ngld, doanh nhan với cộng đồng)
- trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ có những hoạt dộng mà doanh nghiệp, người lao động không được làm hoặc có hành vị trí mà nhà nước cần phải chiếm lĩnh để điều chỉnh các mỗi quan hệ kinh tế.
- trong hoạt động thương mại dịch vụ, có cả doanh nghiệp nhà nước.
b-nội dung
Nhà nước thống nhất quản lý thương mại dịch vụ bằng pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại dịch vụ. Nhà nước điều tiết hoạt động thương mại dịch vụ chủ yếu bằng các biện pháp kinh tế, tài chính, tín dụng.
Nội dung quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ bao gồm:
-ban hành các văn bản pháp luật về thương mại, xay dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại. Cấp, đình chỉ, gia hạn, sửa đổi thu hồi hoặc huỷ bỏ các chứng chỉ, bằng, giấy phép và các giấy tờ liên quan đến hoạt động thương mại dịch vụ.
- tc dk kinh doanh tm
- tc thu thậ, xử lý, cung cấp thông tin; dự báo và định hướng về thị trường trong nước và ngoài nước .
-hướng dẫn tiêu dùng hợp lý tiết kiệm.
- điều tiết lưu thông hàng hóa theo định hướng phát triển kt-xh của nhà nước và theo quy định của pháp luật
-quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
-tổ chức, hướng dẫn hoạt động xúc tiến thương mại
-tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học tm
-đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động tm
-đại diện và quản lý hoạt động tm của vn ở nươc ngoài.
-hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách , quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành pháp luạt về tm, xử lý vi phạm pháp luật về tm; tc việc đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, buôn bán hàng giả, đầu cơ lũng đoạn thị trường, kinh doanh trái phép và các hành vi vi phạm về tm.
c-bộ máy quản lý nhà nước về thương mại
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ.
- Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại đối với lĩnh vực dịch vụ được phân công phụ trách.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ thương mại để thực hiện việc quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ
- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top