câu 5 đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
Câu 5. Trình bày nội dung đường lối CNH của Đảng thời kì trước đổi mới? Nêu những đặc trưng cơ bản của CNH trong gđ này?
1, K/n CNH:
CNH là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các nghành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng...
Đây là quá trình chuyển biến kinh tế- XH ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung TB nhỏ bé (XH tiền công nghiệp) sang nền kinh tế CN. CNH là 1 phần của quá trình hiện đại hóa, sự chuyển biến kinh tế - XH này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn. CNH còn gắn liền với thay đổi các hình thái triết học hoặc sự thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên.
2, Nội dung đường lối CNH của Đảng thời kì trước đổi mới.
ĐH III (9/1960): Sau Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) nước ta bị chia cắt làm 2 miền: MB bước vào thời kỳ quá độ đi lên XD CNXH, MN đã trở thành thuộc địa kiểu mới của ĐQ Mỹ. Xuất phát từ đặc điểm của MB, trong đó đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH ko trải qua giai đoạn phát triển TBCN. Cải tạo XHCN và XD CNXH về kinh tế được xem là hai mặt của cuộc CM XHCN về QHSX, hai mặt này có quan hệ mật thiết tác động thúc đẩy lẫn nhau. Trước tình hình đó ĐH III đã xác định đường lối CNH như sau:
+ CNH XHCN được xem là nhệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ đi lên XD CNXH nhằm XD cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.
+ Thực hiện cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh, phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
+ Thực hiện CMXHCN bằng cách ưu tiên phát triển CN nặng 1 cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và CN nhẹ, đẩy mạnh CMXHCN về tư tưởng, văn hóa, kỹ thuật...
-> Biến nước ta thanh một nước XHCN, có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến.
* ĐH IV (12/1976): Nước ta tiến lên CNXH trong quá trình từ một XH mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ, tiến thẳng lên CMXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, tổ quốc hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên CNXH với nhiều thuận lợi, song cũng còn khá nhiều khó khăn do hậu quả của cuộc chiến tranh và tàn dư của chủ nghĩa thực dân gây ra. Trước tình hình đó ĐH IV đã xác định đường lối CNH như sau:
+ Đẩy mạnh CNH XHCN được coi là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ đi lên xây dựng CNXH.
+ Đẩy mạnh CNH XHCN, XD cơ sở vật chất- kỹ thuật của CNXH, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN.
+ Ưu tiên phát triển CN nặng 1 cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp XD công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành 1 cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp.
+ Vừa XD kinh tế TW vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế TW với KT địa phương trong 1 cơ cấu KT quốc dân thống nhất.
-> Làm cho nước VN trở thành 1 nước XHCN, có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hóa khoa học kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời văn minh hạnh phúc.
* ĐH V (3/1982): diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế - XH đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, một phần do sau những năm chiến tranh liên tục, việc khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh là rất phức tạp và kéo dài. Đặc biệt những sai lầm, khuyết điểm trong việc duy trì mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp quá lâu; cộng thêm hậu quả của 2 cuộc chiến tranh biên giới làm khó khăn lại càng trở lên gay gắt. Trước tình hình đó: ĐH V đã xác định đường lối CNH như sau:
+ Chúng ta tiến lên CNXH từ 1 nền sản xuất nhỏ đi lên, điều quan trọng là phải xác định đúng bước đi của CNH cho phù hợp với mục tiêu và khả năng của mỗi chặng đường.
+ Trong chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trận trung hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản hàng tiêu dùng.
+ Việc XD và phát triển CN nặng trong gđ này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và CN nhẹ.
3, Những đặc trưng cơ bản của CNH trong gđ này:
+ CNH theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển CN nặng.
+ CNH chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước XHCN, chủ lực thực hiện CNH là Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước: việc phân bổ nguồn lực để CNH được thực hiện thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp ko tôn trọng các quy luật của thị trường.
+ Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, ko quan tâm đến hiệu quả kinh tế XH.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top