cau 5 chinh tri cuoi khoa
Câu 5 : Tại sao nói kinh tế nhiều thành phần là tất yếu khách quan? Nêu vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ? Các thành phần kinh tế, thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo ? Vì sao ? Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
1. Kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH là tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong một môi trường hợp tác và cạnh tranh. Mỗi thành phần kinh tế tồn tại các hình thức tổ chức kinh tế với quy mô và trình độ công nghệ nhất định. Các thành phần kinh tế được thể hiện ở các hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng , đan xen hỗn hợp. Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trước hết chịu sự quy định của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Trong nền kinh tế chưa thật sự phát triển cao, LLSX còn tồn tại ở nhiều trình độ khác nhau, tương ứng với mỗi trình độ của LLSX sẽ có một kiểu QHSX , do đó sẽ tồn tại nhiều thành phần kinh tế . Đây chính là tính tất yếu khách quan của kinh tế nhiều thành phần.
2. Vai trò của cơ cấu kinh tế :
- Sự tồn tại của kinh tế nhiều thành phần là hình thức biểu hiện cụ thể của sự phù hợp với thực trạng thấp kém và không đồng đều của LLSX ở nước ta hiện nay. Sự phù hợp này có tác động thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng , tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Thúc đẩy hàng hoá phát triển , nâng cao đời sống nhân dân
- Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong nước như : vốn , lao động , tài nguyên , kinh nghiệm tổ chức quản lý, khoa học công nghệ…
- Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ trong đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ TBCN
- Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện khắc phục tình trạng độc quyền tạo ra quan hệ cạnh tranh – động lực quan trọng thúc đẩy cải tiến kỹ thuật , phát triển lực lượng sản xuất.
3. Các thành phần kinh tế bao gồm :
- Kinh tế nhà nước
Là khu vực kinh tế hay kiểu quan hệ kinh tế dựa trên chế độ công hữu về TLSX mà nhà nước vừa là người chủ sở hữu đại diện vừa là người trực tiếp quản lý và sử dụng TLSX. Kinh tế nhà nước bao gồm : ngân hàng, kho bạc , dự trữ quốc gia, quỹ bảo hiểm các tài sản nhà nước, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp cổ phần ( Nhà nước có tỷ trọng vốn đặc biệt tù 34 hoặc 36% trở lên, cao hơn so với các cổ đông khác)
- Kinh tế tập thể : là thành phần dựa trên cơ sở sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất bao gồm những cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện đóng góp vốn , cùng kinh doanh , tự quản lý theo nguyên tắc tập trung , bình đẳng cùng có lợi. Kinh tế tập thể phát triển theo nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã.
- Kinh tế tư nhân : bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ , và kinh tế tư bản tư nhân
+ Kinh tế cá thể : là thành phần kinh tế dựa trên tư hữu về TLSX và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.
+ Kinh tế tiểu chủ : là hình thức dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động , tuy nhiên thu nhập chủ yếu vẫn dựa vào lao động và vốn của cải bản than gia đình.
+ Kinh tế tư bản tư nhân : là thành phần kinh tế dựa trên chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động người làm thuê.
- Kinh tế tư bản nhà nước : là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước bằng hình thức góp vốn hoặc hợp tác liên doanh mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài : bao gồm các doanh nghiệp có thể có 100% vốn đầu tư nước ngoài ( một thành viên hoặc nhiều thành viên) có thể liên doanh với doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân của nước ta.
Trong 5 hình thức kinh tế này thì kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Vì nó có một số tính chất sau:
+ Đại diện cho PTSX tiên tiến nhất so với các thành phần kinh tế khác
+ Giữ vị trí then chốt , trọng yếu trong nền kinh tế
+ Đảm bảo thực hiện định hướng XHCN
4. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Kinh tế hàng hoá là mô hình kinh tế trong đó hầu hết các quan hệ kinh tế được thực hiện trên thị trường dưới hình thức hàng hoá. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển của kinh tế hàng hoá dựa trên sự phát triển cao của lực LLSX. Sự phát triển của kinh tế hàng hoá sẽ phá vỡ dần kinh tế tự nhiên và chuyển thành kinh tế hàng hoá, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất, tạo ra động lực thúc đẩy LLSX phát triển cao, kích thích khả năng sáng tạo của chủ thể kinh tế, kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã cũng như tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất, phát huy tiềm năng lợi thế của từng vùng, từng địa phương, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất.
- Kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc dân, chúng vừa kết hợp vừa cạnh tranh nhau, từ đó khai thác nguồn lực kinh tế,nâng cao hiệu quả kinh tế phát huy được tiềm năng của thành phần kinh tế vào sự phát triển chung của kinh tế để hình thành kinh tế thị trường rộng lớn. Kinh tế nhà nước phải được xây dựng và phát triển cao có hiệu quả để thực hiện vai trò chủ đạo của mình đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top