câu 5 biểu mô

Câu 5: Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm cấu tạo và chức năng của Biểu mô?

Biểu mô là loại mô được tạo thành bởi những TB hình đa diện, nằm sát, gắn kết

với nhau chặt chẽ, ít chất gian bào. Biểu mô làm nhiệm vụ che phủ bề mặt cơ thể, lót

các xoang cơ thể hoặc đảm nhiệm chức phận chế tiết.

 Nguồn gốc: Biều mô có nguồn gốc từ cả 3 lá phôi

+ Lá phôi ngoài: biểu bì da, giác mạc, biểu mô của các khoang mũi, miệng,

hậu môn... -> Ngoại biểu mô.

+ Lá phôi giữa: nội mô lót mạch máu và mạch bạch huyết, lá thành, lá

tạng... -> Trung biểu mô.

+ Lá phôi trong: biểu mô lót trong ống ruột... -> Nội biểu mô.

 Phân bố:

+ Lớp biểu bì tham gia cấu tạo nên lớp ngoài của da.

+ Lót các xoang cơ thể (xoang ngực, xoang bụng).

+ Lót các xoang nội quan rỗng.

+ Bọc thành các nội quan (màng bóng).

+ Tạo nên tuyến nội tiết và ngoại tiết.

 Đặc điểm cấu tạo:

1. Các tế bào tạo thành biểu mô nằm sát nhau:

+ Khoảng gian bào bé.

+ Một số biểu mô, có nơi khoảng gian bào rộng trở thành tiểu quản gian

bào, lưu chuyển các chất giữa tế bào các lớp của biểu mô.

2. Kích thước và hình dáng biểu mô:

+ Tế bào khối vuông hoặc đa diện, nhân hình cầu.

+ Tế bào dẹt có nhân hình thoi, dài, dẹt.

+ Tế bào trụ có nhân hình trứng.

Các tế bào biểu mô khác nhau phụ thuộc vào loại biểu mô, vào chức năng

biểu mô và vị trí các tế bào trong biểu mô.

3. Sự phân cực tế bào biểu mô:

Đa số các tế bào biểu mô, phía trên nhân hoàn toàn khác với phần dưới.

Người ta quy ước:

+ Cực đáy: là phần bào tương trông về phía màng đáy.

+ Cực ngọn: là phần bào tương ở phía trên.

Sự phân cực này có liên quan với các chức năng của tế bào.

4. Phân bố thần kinh ở biểu mô:

+ Ở biểu mô không có máu và mạch bạch huyết (trừ mê lộ màng tai

trong).

+ Biểu mô dược nuôi dưỡng từ những chất khuếch tán từ mô liên kết

qua màng đáy đến biểu mô.

+ Ở biểu mô không có thần kinh đi vào (trừ niêm mạc khứu giác).

+ Xen giữa các tế bào biều mô có những tận cùng thần kinh: là những

đầu thần kinh không có vỏ bọc, chia nhánh chạy trong khoảng gian bào

tiếp xúc với các tế bào biểu mô.

5. Màng đáy phân cách biểu mô với mô liên kết:

Những tế bào biểu mô họp thành lớp và phân cách với mô liên kết sát bên

dưới hay xung quanh bởi 1 màng là màng đáy.

+ Màng đáy là 1 cấu trúc gồm 2 - 3 thành phần: lá sáng, lá đặc, 1 số có

lá sợi võng liên kết chặt chẽ với lá đặc.

 Màng đáy: phân cách biểu mô với mô liên kết, làm giới hạn cho sự

phát triển của biểu mô; làm hàng rào ngăn không để những chất có

phân tử lớn ở dịch gian bào vào biểu mô.

+ Biểu mô và màng đáy thường nằm trên một lớp mô liên kết mạch,

được gọi là lớp đệm.

6. Cấu trúc liên kết các tế bào biểu mô:

+ Dải bịt: giới hạn bên bề mặt tự do của biểu mô.

+ Vùng dính (dưới dải bịt).

+ Thể liên kết: hình đĩa, hình thành tấm gắn trong bào tương tế bào biểu

mô.

+ Thể bán liên kết: nối biểu mô bên dưới với màng đáy.

+ Thể liên kết khe: chạy xuyên qua khoảng gian bào hẹp, 2 đầu mở vào

bào tương mỗi tế bào.

+ Ngoài ra, ở mặt tự do và mặt đáy của tế bào biểu mô còn có những

cấu trúc đặc biệt: vi nhung mao, lông (ở mặt tự do), thể bán liên kết (ở

mặt đáy).

 Chức năng:

Biểu mô có những nhóm chức năng chính sau:

+ Chức năng bảo vệ:

■ Bảo vệ cho cơ thể hoặc các cơ quan không bị tổn thương: Biếu mô có

chức năng bảo vệ, chống các tác nhân vật lý, hóa học và chống nhiễm khuẩn.

■ Tế bào biểu mô có khả năng tái sinh mạnh nhờ phân bào nhanh để hàn

gắn vết thương (vd: biểu bì da, biểu mô dạ con của phụ nữ sau khi hành

kinh...) => Nếu bị tổn thương thì tế bào biểu mô sẽ phát triển để hàn gắn lại.

+ Chức năng hấp thụ, vận chuyển, bài tiết:

■ Biểu mô phủ ở ống ruột, ống thận có chức năng hấp thụ các chất dinh

dưỡng cho cơ thể.

■ Mọi sự vận chuyển vật chất vào và ra khỏi cơ thể đều đi qua biểu mô

(thức ăn đã tiêu hóa, các chất tiết...). Vì vậy, biểu mô (cùng với vị trí phân bố

của nó) còn được gọi là mô biên giới.

■ Ở các tuyến ngoại tiết và nội tiết, biểu mô là thành phần chủ yếu tạo

nên chúng và tế bào của biểu mô là nơi tiết chế các chất giúp cho quá trình

sinh trưởng, sinh sản của cơ thể động vật xúc tiến bình thường, không bị rối

loạn hay đình trệ.

+ Chức năng thu nhận kích thích: Ở một số nơi, biểu mô còn được biệt hóa

cao để thu nhận các kích thích.

VD: các tế bào biểu mô cảm giác của chồi vị giác trên mặt lưỡi; tế bào thính

giác của cơ quan Corti ở tai trong.

+ Sự phát triển ác tính của biểu mô nói chung được gọi là ung thư biểu mô.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: