cau 5
Câu 5: Triết học tự nhiên của người Hi Lạp cổ đã phát triển rực rỡ là dựa vào yếu tố nào? Chứng minh.
Trả Lời:
Đó là quan niệm duy vật về vũ trụ, về các chất và những nguyên tố tạo thành các chất.
Đây là kết quả của quá trình quan sát tự nhiên một cách nhạy bén, sự suy xét sâu sắc các hiện tượng và lòng mong muốn có một cách giải thích tổng quát về giới tự nhiên trong điều kiện ít bị các thành kiến tôn giáo và quyền chuyên chế gò ép. Do nền kinh tế và truyền thống dân chủ, triết học tự nhiên của người Hy Lạp cổ đã phát triển đặc biệt rực rỡ.
Chứng minh:
Trong số những quan niệm cổ nhất về thành phần các chất của người cổ Hy Lạp thì tư tưởng về chất nguyên thủy duy nhất được đặt lên hàng đầu.
Talet ở Milê (trung tâm kinh tế và văn hóa lớn nhất của Hy Lạp, quê hương của Triết học duy vật cổ đại, vùng ven biển Tiểu Á) cho rằng chất đầu của mọi vật là nước và toàn bộ vũ trụ phát sinh từ nước.
Anacximen ở Milê khẳng định rằng chất đầu của mọi vật là không khí. Nếu không khí ngưng đặc sẽ thu được "nước", nếu bị ép chặt thì thành "đất".
Hêraclit ở Ephe cho rằng chất đầu của mọi vật là lửa, mọi vật thể trên thế giới này đều biến đổi và linh động như lửa, toàn bộ vũ trụ là một dòng các hiện tượng thường xuyên thay đổi.
Empêđôc ở Agrigenta khẳng định rằng 4 chất đầu là lửa, không khí, nước và đất, mọi vật thể bất kì đều hợp thành từ 4 chất đầu theo những tỷ lệ khác nhau.
Gần như đồng thời với các học thuyết về chất đầu, một học thuyết về cấu tạo gián đoạn của vật chất cũng xuất hiện ở Hi Lạp cổ. Người sáng lập ra học thuyết này là nhà triết học Lơkíp ở Milê và học trò của ông là Đêmôcrit ở Apđen. Theo học thuyết này, mọi vật đều cấu tạo từ những hạt rất nhỏ, gọi là các nguyên tử. Các loại nguyên tử khác nhau thì có dạng khác nhau và những nguyên tử cùng dạng có thể kết hợp với nhau.
Đêmôcrit cho rằng nguyên tử cực kì cứng nên không một tác dụng nào có thể làm biến đổi được chúng, nguyên tử thực chất là nhỏ vô cùng và "không có tính chất", chúng chuyển động trong chân không, lên cao và xuống thấp, tụ hợp và phân tán...bằng cách như vậy chúng sinh ra mọi vật thể kể cả cơ thể chúng ta cùng với "tâm linh và cảm giác". Đây là cơ sở cho chủ nghĩa duy vật trong khoa học tự nhiên, hoàn toàn đối lập với các học thuyết duy tâm và tôn giáo về nguồn gốc tinh thần của thế giới và tính bất biến của vũ trụ do thượng đế sáng tạo ra.
Một quan niệm đối lập với học thuyết nguyên tử là quan niệm cho rằng vật chất có khả năng phân chia vô hạn do nhà triết học vĩ đại nhất của Hi Lạp cổ là Aristốt đề xướng. Ông công nhận 4 nguyên tố của Empeđôc, Aristốt cho rằng 4 nguyên tố chỉ là chất mang những tính chất: nóng, lạnh, khô, ẩm. Những tính chất này có sẵn trong mọi chất, chúng kết hợp đôi một với nhau. Và sau hàng loạt lý luận ông rút ra kết luận: hoàn toàn có khả năng biến đổi chất này thành chất khác, học thuyết này chẳng bao lâu đã trở thành cơ sở và điểm xuất phát của tư tưởng biến đổi kim loại, và sau này sẽ trở thành trào lưu giả kim thuật kéo dài hàng trăm năm trong lịch sử hóa học.
Các học thuyết về cấu tạo vật chất của các nhà triết học cổ Hi Lạp mà đại biểu là Đêmôcrit và Aristôt có thể nói đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này của khoa học mà đặc biệt là hóa học.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top