câu 5
Câu 5:Truyền dữ liệu qua mô hình OSI.
Quá trình diễn ra như sau:
Tầng ứng dụng (7) tiếp nhận dữ liệu bởi các giao thức ứng dụng node nguồn, tầng 7 sẽ chèn thêm hearder vào đầu thông điệp rồi gửi kết quả xuống tầng trình bày (6).
Tầng 6 có thể chuyển đổi dữ liệu theo các cách khác nhau sao cho phù hợp vs ngôn ngữ xử lí của mạng và có thể chèn thêm header của nó vào đầu bản tin, rùi gửi kết quả xuống tầng dưới.
Tầng phiên ko phân biệt header của tầng trên vs dữ liệu trong thông điệp mà nó nhận đc.
Quá trình này tiếp tục thực hiện cho đến khi dữ liệu đc truyền xuống tầng vật lí và đc biến đổi thành chuỗi bit ko cấu trúc truyền đến node đích.
Tại node đích, header của các tầng đc lần lượt loại bỏ khi dữ liệu đc chuyển từ tầng thấp nhất lên tầng cao nhất và chuyển đổi về ngôn ngữ người sử dụng. Tại các tầng, nếu phát hiện lỗi thì nó sẽ yếu câu phát lại.
Vai trò và chức năng chủ yếu của từng tầng.
*Tầng ứng dụng: (PDU: message & packet)
-Là tầng cao nhất của mô hình OSI.
-Vai trò: xác định giao diện của người sử dụng và môi trường OSI.
-Gồm nhiều giao thức ứng dụng cung cấp các phương tiện cho user truy nhập vào môi trường mạng, cung cấp các dịch vụ phân tán.
-Khi các thực thể ứng dụng(AE) đc thiết lập thì nó gọi đến các phần tử dịch vụ ứng dụng(ASE). Mỗi AE bao gồm nhiều ASE.
Các ASE đc phối hợp trong môi trường của AE thông qua các các liên kết gọi là đối tượng liên kết đơn SAO. Vai trò: điều khiểm việc truyền thông và cho phép tuần tự hóa các sự kiện truyền thông.
Giao tiếp giữa người vs môi trường mạng.
*Tầng trình bày (Presentation Layer): (PDU: packet)
-Giải quyết các vấn đề liên quan đến cú pháp và ngữ nghĩa của thông tin được truyền. Biểu diễn thông tin người sử dụng phù hợp với thông tin làm việc của mạng và ngược lại.
Thông thường biểu diễn thông tin các ứng dụng nguồn và ứng dụng đích có thể khác nhau bởi các ứng dụng được chạy trên các hệ thống có thể khác nhau. Tầng trình bày phải chịu trách nhiệm chuyển đổi dữ liệu gửi đi trên mạng từ một loại biểu diễn này sang một dạng biểu diễn khác, để làm đc điều đó nó cung cấp một dạng biểu diễn truyền thông chung cho phép chuyển đổi từ dạng biểu diễn cục bộ sang biểu diễn chung và ngược lại.
Ví dụ điển hình là tầng này thực hiện chức năng mã hóa dữ liệu theo những chuẩn mà các thực thể truyền thông thỏa thuận trc.
Chuyển đổi cú pháp dữ liệu để đáp ứng yêu cầu truyền thông của các ứng dụng.
*Tầng phiên (Session Layer):( packet)
-Cho phép người sử dụng trên các máy khác nhau thiết lập, duy trì, huỷ bỏ và đồng bộ phiên truyền thông giữa họ với nhau. Nói cách khác tầng phiên thiết lập "các giao dịch" giữa các thực thể đầu cuối.
-Cho phép sự vận chuyển dữ liệu thông thường như tầng giao vận, nhưng nó cung cấp các dịch vụ nâng cao trong một số ứng dụng.
-Dịch vụ phiên cung cấp một liên kết giữa 2 đầu cuối.
-Sử dụng dịch vụ phiên sao cho trao đổi dữ liệu một cách đồng bộ và khi kết thúc thì giải phóng liên kết. Sử dụng thẻ bài (Token) để thực hiện truyền dữ liệu, đồng bộ hóa và hủy bỏ liên kết trong các phương thức truyền đồng thời hay luân phiên. Thiết lập các điểm đồng bộ hóa trong hội thoại. Khi xẩy ra sự cố có thể khôi phục hội thoại bắt đầu từ một điểm đồng bộ hóa đã thỏa thuận.
Quản lí các cuộc liên lạc giữa các thực thể bằng cách thiết lập, duy trì, đồng bộ hóa và hủy bỏ các phiên truyền thông giữa các ứng dụng.
*Tầng vận chuyển (Transport Layer): (PDU: datagram, segment & packet)
-Cung cấp chức năng cần thiết giữa tầng mạng và các tầng trên.
-Là tầng cao nhất có liên quan đến các giao thức trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống mở, kiểm soát việc truyền dữ liệu từ node tới node (End- to -End). Thủ tục trong 3 tầng dưới (vật lý, liên kết dữ liệu và mạng) chỉ phục vụ việc truyền dữ liệu giữa các tầng kề nhau trong từng hệ thống. Các thực thể đồng tầng hội thoại, thương lượng với nhau trong quá trình truyền dữ liệu.
-Thực hiện việc gán cho mỗi thực để đầu cuối một add duy nhất và quản lí sự kết nối giữa các thực thể.
-Tầng vận chuyển thực hiện việc chia các gói tin lớn thành các gói tin nhỏ hơn trước khi gửi đi và đánh số các gói tin và đảm bảo chúng chuyển theo đúng thứ tự. Là tầng cuối cùng chịu trách nhiệm về mức độ an toàn trong truyền dữ liệu nên giao thức tầng vận chuyển phụ thuộc nhiều vào bản chất của tầng mạng.
Thực hiện việc ghép và phân kênh, thường thì các thực thể tạo ra một liên kết cho mỗi yêu cầu liên kết của tầng trên nó, nhưng cũng có thể thực hiện việc ghép kênh một vài liên kết vào cùng một liên kết nối để giảm giá thành.
-Các giao thức gồm: giao thức lớp 0, lớp 1, lớp 2, lớp 2, lớp 3, lớp 4. Giao thức lớp 4 là tối ưu nhất, tập hợp ưu điểm của các giao thức trc và khắc phục lỗi của nó.
Vận chuyển thông tin giữa các thực thể trong mạng và kiểm soát lỗi.
*Tầng mạng (Network Layer): (PDU: datagram, packet )
- Thực hiện các chức năng chọn đường (Routing)-chọn đường đi cho các gói tin từ nguồn tới đích.
Có thể routing trong cùng một mạng hoặc khác mạng nhau.
Đường có thể được cố định (được thiết lập khi bắt đầu trao đổi dữ liệu) và có thể đường đi là động (thay đổi với từng gói tin tuỳ theo trạng thái tải tức thời của mạng). Trong mạng kiểu quảng bá (Broadcast) routing rất đơn giản.
-Một chức năng quan trọng khác của tầng mạng là chức năng điều khiển tắc nghẽn (Congestion Control). Nếu có quá nhiều gói tin cùng lưu chuyển trên cùng một đường thì có thể xảy ra tình trạng tắc nghẽn. Thực hiện chức năng giao tiếp giữa các mạng khi các gói tin đi từ mạng này sang mạng khác để tới đích.
Thực hiện chọn đường và đảm bảo trao đổi thông tin trong môi trường liên mạng với công nghệ chuyển mạch thích hợp.
*Tầng liên kết dữ liệu (Data link Layer): (PDU:frame, packet)
-Chức năng chủ yếu của tầng liên kết dữ liệu là thực hiện thiết lập các liên kết, duy trì và huỷ bỏ các liên kết dữ liệu. Kiểm soát lỗi và kiểm soát lưu lượng.
-Chia thông tin thành các khung thông tin (Frame), truyền các khung tuần tự và xử lý các thông điệp xác nhận (Acknowledgement Frame) từ bên máy thu gửi về. Tháo gỡ các khung thành chuỗi bít không cấu trúc chuyển xuống tầng vật lý. Tầng 2 bên thu, tái tạo chuỗi bít thành các khung thông tin.
Qui định khuôn dạng, kích thước của khung thông tin. Xác định cơ chế truy nhập đường truyền cho các gói tin sao cho khả năng đến đích cao, có hai phương thức truy nhập: điểm-điểm, đa điểm.
Đường truyền vật lý có thể gây lỗi, nên tầng liên kết dữ liệu phải giải quyết vấn đề kiểm soát lỗi, kiểm soát lưồng, kiểm soát lưu lượng, ngăn không để nút nguồn gây " ngập lụt" dữ liệu cho bên thu có tốc độ thấp hơn.
-Chia làm hai tầng con là: tầng điều khiển logic LLC, và tầng điều khiển truy nhập đường truyền MAC.
Tạo và gỡ bỏ khung thông tin, kiểm soát luồng và kiểm soát lỗi.
*Tầng Vật lý (Physical layer): (PDU: bit)
-Là tầng thấp nhất trong mô hình 7 lớp OSI. Các thực thể tầng giao tiếp với nhau qua một đường truyền vật lý. Tầng vật lý xác định các chức năng, thủ tục về điện, cơ, quang để kích hoạt, duy trì và giải phóng các kết nối vật
lý giữa các hệ thống mạng. Cung cấp các cơ chế về điện, cơ hàm, thủ tục ...nhằm thực hiện việc kết nối các phần tử của mạng thành một hệ thống bằng các phương pháp vật lý. Đảm bảo cho các yêu cầu về chuyển mạch hoạt động nhằm tạo ra các đường truyền thực cho các chuỗi bit thông tin.
Các chuẩn trong tầng vật lý là các chuẩn xác định giao diện người sử dụng và môi trường mạng. Các giao thức tầng vật lý có hai loại truyền dị bộ (Asynchronous) và truyền đồng bộ (Synchronous).
Đảm bảo các yêu cầu truyền và nhận các chuỗi bít qua các phương tiện vật lí.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top