Câu 44) Các sự cố trong đổ BT

Câu 44) Các sự cố trong đổ BT và biện pháp khắc phục?

1)    Hiện tượng BT bị rỗ

Có các hiện tượng rỗ: rỗ bề mặt, rỗ sâu, bị xuyên thủng.

a)    Rỗ bề mặt: (13cm)

Nguyên nhân của hiện tượng rỗ bề mặt là do ván khuôn có khe hở lớn , khi đổ BT bị mất nước xi măng.

Cách xử lý: Đục tẩy, đánh nhám chỗ bị rỗ, dùng vữa BT với cốt liệu nhỏ trát lại chỗ rỗ. Yêu cầu phải rửa sạch chỗ rỗ bằng nước có áp trước khi trát lại và vữa trát có mác bằng mác BT.

b)    Rỗ sâu

Là hiện tượng rỗ thủng trên bề mặt có độ sâu khá lớn.

Nguyên nhân của hiện tượng rỗ sâu là do kết cấu quá dày cốt thép, cốt liệu có kích thước quá lớn (không đúng chủng loại) dẫn đến khi đổ BT cốt liệu không lấp đầy tiết diện tạo thành lỗ.

Cách xử lý: dùng máy phun BT để phun vữa BT vào lỗ thủng (phải phun đầy và cao hơn bề mặt lỗ thủng để tránh co ngót).

c)     Rỗ xuyên thủng

BT bị xuyên thủng qua tiết diện. Nguyên nhân chủ yếu là do cốt liệu.

Cách xử lý: dùng máy phun BT để phun vữa BT vào lỗ thủng, trước khi phun phải ghép vào một bên mặt lỗ.

2)    Bê tông bị nứt (Vết nứt bề mặt và không theo hướng nào, bề rộng vết nứt nhỏ; vết nứt vuông góc với trục kết cấu; vết nứt nghiêng).

-         Nguyên nhân gây ra các vết nứt là do co ngót.

-         Cách xử lý: đục nhám bề mặt, bơm nước áp lực rửa sạch, láng một lớp vữa XM.

3)    Bê tông bị trắng mặt

-         Hiện tượng: sau khi đổ BT một thời gian thấy có hiện tượng bề mặt bị mốc trắng.

-         Nguyên nhân: BT bị thiếu nước để vữa XM thủy hóa dẫn dến không đóng rắn được.

Khắc phục: phủ vật liệu giữ ẩm và tưới nước.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: