Câu 43) Nguyên tắc đổ mạch ngừng?

Câu 43) Nguyên tắc đổ mạch ngừng? Vị trí mạch ngừng của kết cấu cụ thể?chưa có hình

·        Các nguyên tắc để mạch ngừng thi công:

1)    Chỉ được để mạch ngừng tại nơi có lực cắt bằng không hoặc nhỏ.

Nội lực trong cấu kiện có M, N và Q.

N – do BT chịu nén tốt nên không cần tính đến yếu tố này.

M – Lực kéo trong  BT do M gây ra được thiết kế cho cốt thép dọc chịu toàn bộ.

Q – Trong thiết kế khả năng chịu lục cắt của tiết diện gồm sự chịu lực của cốt đai ( cốt xiên ) và khả năng chịu cắt của BT. Do đó nếu để mạch ngừng tại vị trí có lục cắt lớn thì phải tăng cốt đai ( xiên ).

2)    Tại vị trí ngừng , mặt phẳng tiết diện cảu kết cấu phải vuông góc với trục của kết cấu. Khi tiếp tục đổ BT phải xử lý vị trí dừng  Đánh nhám bề mặt tiết diện ngừng, bơm nước áp lực rửa sạch bề mặt, tưới nước xi măng để tăng lực dính.

Lý do để mạch ngừng vuông góc với trục cấu kiện vì ứng suất tiếp trên mặt phẳng nghiêng góc với trục cấu kiện chính là ứng suất nguy hiểm gây cắt lớn cho cấu kiện.

·        Vị trí mạch ngừng của cấu kiện cụ thể:

1)    Mạch ngừng khi thi công móng

2)    Mạch ngừng khi thi công cột BTCT

Do lực cắt trong cột thường bé (tong thiết kế thường không xét đến lực cắt) do đó có thể ngừng tại bất kì vị trí nào.

3)    Mạch ngừng khi thi công dầm

Mạch ngừng nên bố trí khoảng 1/3 chiều dài nhịp ở giữa dầm.

4)    Mạch ngừng khi thi công dầm liền sàn

Mạch ngừng được bố trí phụ thuộc vào hướng đổ BT. Nếu hướng đổ BT song song với dầm phụ thì mạch ngừng bố trí ở 1/3 giữa nhịp dầm phụ (hình 9.10a).

Nếu đổ BT theo hướng song song với dầm chính, nên bố trí mạch ngừng như hình 9.10b

Mạch ngừng trong thi công sàn thường không có yêu cầu bắt buộc do lực cắt trong sàn thường nhỏ, nhưng nên bố trí cùng với mạch ngừng của dầm.

5)    Mạch ngừng khi thi công sàn tấm vỏ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: