cau 43-44
Câu 43: Hãy giải thích tại sao hiện nay Nhà nước chúng ta đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp như cổ phần hoá, tư nhân hoá.
Trả lời:
Thưc hiện chủ trương sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), trong những năm qua công tác chuyển đổi sở hữu các DNNN tạo sự chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp, đã thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng riêng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp.Vì vậy việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưỏng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Về cơ bản, sự khác biệt được tạo ra bởi sự chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là:
-Uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng.
-Khả năng huy động vốn.
-Rủi ro đầu tư.
-Tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp
-Tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Vậy tại sao doanh nghiệp Nhà nước cần phảI chuyển đổi?
Theo dự thảo Luật doanh nghiệp " chung " chỉ điều chỉnh 4 loại hình doanh nghiệp là: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, tính chất sở hữu. Tuy nhiên DNNN vẫn đứng ngoài " Ngôi nhà chung này" vì vậy để vào "ngôi nhà chung" DNNN cần phải chuyển đổi.
Thứ nhất, DNNN chưa phải là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Công ty TNHH và công ty cổ phần phải có 4 đặc điểm cơ bản đó là: trách nhiệm hữu hạn của nhà đầu tư, pháp nhân độc lập, khả năng chuỷên nhượng được cổ phần hoặc góp phần vốn, quản lý tập chung và thống nhất. Trong khi đó DNNN hiện chỉ có 2 đặc điểm đầu của công ty TNHH và công ty cổ phần.
Thứ hai, mục tiêu đổi mới DNNN là làm cho doanh nghiệp mạnh lên, nâng cao sức cạnh tranh với thị trường quốc tế.
Thứ ba, cần phải xoá bỏ "hành chính chủ quản" DNNN bởi vì các DNNN cần được quản lý tập chung thống nhất.Mà mấu chốt nằm ở tổ chức và cơ chế thực hiện quyền sở hữu để đưa ra quyết định. Công ty TNHH và công ty cổ phần, các quyết định cơ bản, quan trọng thuộc về chủ sở hữu và được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông (vốn, đầu tư, chiến lược, nhân sự...). Còn ở các DNNN cũng những vấn đề quan trọng đó, nhưng: mỗi cơ quan (Thủ tướng, Bộ tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ...) quyết định (một vấn đề)một cách riêng lẻ theo quy trình hành chính, không cơ chế phối hợp, không tiêu chuẩn rõ ràng và hợp lý. Hệ quả là các quyết định rất chậm và cứng nhắc, không tương thích (chiến lược không tương thích với vốn , đầu tư và người quản lý, vốn không tương thích với kế hoạch đầu tư...). Cuối cùng không có cơ quan, cá nhân cụ thể trực tiếp chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp Nhà nước nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Điều này đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài thì họ rất ngại đầu tư vào Việt Nam. Chính vì vậy, điểm mấu chốt của việc chuyển đổi là bỏ "hành chính chủ quản", và thay thế nó bằng "chế độ chủ quản" mới.
Thứ tư, cổ phần hoá hay tư nhân hoá DNNN là một hình thức cụ thể của tiến trình xã hội hoá sản xuất. Nhờ sự xuất hiện của công ty cổ phần và công ty TNHH mà vốn được tập trung nhanh chóng. Thực hiện tốt việc cổ phần hoá và tư nhân hoá DNNN sẽ làm tăng sức mạnh của kinh tế Nhà nước, làm chỗ dựa cho nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Mặt khác, nó cũng là một giải pháp để tăng tính năng động trong kinh doanh và phát huy tính tích cực, tự chủ doanh nghiệp.
Mặt khác, ở nước ta phần lớn các DNNN được hình thành do ý chí chủ quan của các cơ quan Nhà nước chứ không phải do yêu cầu khách quan của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của hầu hết các DNNN. Do vậy, việc sắp xếp lại các DNNN là vấn đè lớn mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, trong đó có việc cổ phần hoá và tư nhân hoá một số lớn DNNN. Cổ phần hoá DNNN ở nước ta là quá trình chuyển sang một hình thức quản lý hiên đại hơn, bên cạnh vai trò chi phối của Nhà nước, có sự tham gia của các thành phần khác. Cổ phần hoá hướng tới tháo gỡ khó khăn về vốn, về cơ chế cho DNNN hiện có.Trên mười năm qua, những đổi mới về cơ chế, chính sách cổ phần hoá DNNN đã và đang được triển khai và phát huy tác dụng, tiến độ cổ phần hoá DNNN từng buứơc được đẩy mạnh. Tính từ năm 1992 đến năm 2005, cả nước đã cổ phần hoá được 2996 DNNN. Qua khảo sát 559 doanh nghiệp cổ phần hoá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho thấy 87,53% số doanh nghiệp có kết quả hoạt động tài chính tốt hơn hoặc tôt hơn rất nhiều so với trước cổ phần hoá.So sánh năm đầu cổ phần hoá với năm cuối của mô hình DNNN cho thấy lợi nhuận sau thuế tăng tới 48,8% ngay sau khi cổ phần hoá. Ngay trong năm sau cổ phần hoá, năng suất lao động của các doanh nghiệp đã tăng trên 26%, tiền lương bình quân tăng trên 20% và đầu tư tài sản cố định tăng 23,1% so với khi còn là DNNN. Tốc độ tăng trưởng nói trên của 559 doanh nghiệp tiếp tục được duy trì trong suốt quá trình hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần.
Nhìn chung, các DNNN đã giảm mạnh về số lượng, và cải thiện đáng kể về quy mô vốn. Cơ cấu DNNN đã bắt đầu chuyển đổi theo hướng chỉ nắm giữ những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu. Đa số doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đều có tình hình tài chính tôt hơn so với trước chuyển đổi. Năng suất lao động, tiền lương, đầu tư tài sản cố định tăng đáng kể.
Ngoài những lý do trên, hiện nay cổ phần hoá và tư nhân hoá mang lại những lợi ích riêng cho các nhà đầu tư, và thể hiện tính cạnh tranh công bằng cho nền kinh tế. Về mặy sở hữu vốn, các nhà đầu tư có tính quyết định độc lập đối với doanh nghiệp tư nhân. Trong cổ phần hoá vốn được tách ra khỏi sở hữu của Nhà nước. Khi tạo ra sự chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Nhà nước muốn tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh, làm cho doanh nghiệp mạnh lên, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nuớc và quốc tế. Mà việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như hiện nay là việc học hỏi mô hình kinh tế của các nước phát triển như: Anh, Mỹ, Đức.
Vì vậy từ những lý do trên, hiện nay Nhà nước chúng ta đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp như cổ phần hoá và tư nhân hoá là hoàn toàn hợp lý, và phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nước ta đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại Thế Giới, việc chuyển đổi đó càng cần được quan tâm nhiều hơn, và thực hiện tốt hơn nữa.
Câu 44: Bằng sự tìm hiểu thực tế của mình hãy chứng minh rằng: Doanh nghiệp và môi trường có mối quan hệ khăng khít qua lại với nhau.
Trả lời:
Trên thực tế, giữa môi trường hoạt động của doanh nghiệp và doanh nghiệp luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, ngược lại đó cũng có thể là những trở ngại cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể có những tác động tích cực hoặc tiêu cực lên môi trường hoạt động của nó.
Môi trường hoạt động của doanh nghiệp được phân ra môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Môi trường vĩ mô bao gồm: môi trường chính trị - pháp luật, môi trường xã hội, môi trường văn hoá, môi trường hợp tác quốc tế. Môi trường vi mô bao gồm: môi trường ngành, môi trường khoa học - kỹ thuật, môi trường dân cư.
Đối với môi trường chính trị - pháp luật, chính trị - pháp luật có những ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến những hoạt động của doanh nghiệp. Một nền chính trị - pháp luật ổn định, hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, đó sẽ là môi trường an toàn cho những nhà đầu tư. Mặt khác hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ tác động mạnh tới môi trường chính trị - pháp luật, bởi vì để có một nền kinh tế phát triển thì môi trường chính trị - phấp luật cũng cần phải có những thay đổi để tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn tốt hơn và mở ra những cơ hội hợp tác quốc tế.
Môi trường xã hội, liên quan nhiều đến con người, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn góp phần làm cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc nâng cao đời sống của người lao động, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội. Bên cạnh đó thì xã hội, mà cụ thể là người lao động cũng sẽ là một yếu tố trực tiếp tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường văn hoá cũng có mối quan hễ khăng khít, qua lại với doanh nghiệp. Văn hoá bao gồm những mặt truyền thống, phong tục, tập quán, tôn giáo... mà con người thì luôn bị tác động mạnh và mang bản sắc văn hoá của các vùng miền khác nhau. Chính vì thế mà doanh nghiệp cũng không thể hoạt động mà không bị ảnh hưởng bởi môi trường văn hoá của mình. Mặt khác doanh nghiệp cũng sẽ có những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến truyền thống, phong tục, tôn giáo ... của mỗi vùng miền.
Hợp tác quốc tế sẽ làm cho doanh nghiệp trở lên mạnh hơn, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế cho doanh nghiệp, và hơn nữa là tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp.
Ngành là một yếu tố tác động rất mạnh tới doanh nghiệp. Bởi vì môi trường ngành sẽ tạo ra cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp. Ngành phát triển thì doanh nghiệp cũng sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và ngược lại. Doanh nghiệp luôn phải có sự nhìn nhận chính xác, linh hoạt về ngành của mình để có sự điều chỉnh hợp lý trong hoạt động của doanh nghiệp.
Môi trường Khoa học - kỹ thuật sẽ tác động mạnh đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Khoa học - kỹ thuật phát triển thì doanh nghiệp sẽ tiếp cận được với trình độ sản xuất cao hơn, hiện đại hơn. Mặt khác, doanh nghiệp cũng sẽ tác động đến môi trường khoa học - kỹ thuật để hoạt động của doanh nghiệp được tốt hơn.
Môi trường dân cư địa phương là yếu tố không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top