CÂU 41:QUY TRÌNH NHÂN NUÔI THIÊN ĐỊCH

Bước 1: Thử nuôi thiên địch trên ký chủ tự nhiên (cơ thể dịch hại). Đa số các loài thiên địch được nuôi theo cách này. Tuy nhiên, một số loài thiên địch không thể nuôi như vậy được do trong quá trình nhân nuôi thiên địch chúng có nguy cơ bị nhiễm bệnh hoặc bản thân việc nuôi thiên địch là tốn kém. Do vậy cần có nghiên cứu để xác định các vật chủ thay thế (thường là trên các cây ký chủ thay thế).

Bước 2 : Tiến hành chuyển nuôi thiên địch trên cây ký chủ chính sang môi trường nhân tạo. Nuôi côn trùng trên thức ăn nhân tạo đã được nghiên cứu từ lâu và việc nhân nuôi trên thức ăn nhân tạo thường rẻ trong các buồng khí hậu. Tuy vậy cần lưu ý rằng có khá nhiều “vấn đề nẩy sinh khi nuôi nhân tạo” như sức sống, sức ăn và sức săn mồi….

Bước 3: Nghiên cứu để nuôi thiên địch trên thức ăn nhân tạo. Nếu thành công, giá thành nuôi sẽ rất rẻ.

Cho đên nay đã thành công nhân nuôi ký sinh trong Trichogramma và ký sinh ngoài (Chrysoperla).  Tuy nhiên kỹ thuật nhân nuôi côn trùng thiên địch không phát triển bằng kỹ thuật nhân nuôi côn trùng ký chủ (Grenier & DeClerq, 2003).

Tại Châu Âu, thành công trong nhân nuôi thiên địch là rất rõ ràng, trong thế kỷ XX có 150 loài thiên địch đã được nhập để phòng chống 55 loài côn trùng và nhện hại. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là cho đến năm 1970 người ta chỉ chú trọng tới BPSH cổ điển. Sau năm 1970, BPSH được sử dụng trên diện tích rộng rãi hơn, cả trong nhà kính và trên đồng ruộng. Đã sử dụng 60 thiên địch nhập nội và 40 thiên địch địa phương để phòng chống 50 loài sâu hại. Điều này làm thay đổi quan điểm chỉ sử dụng thiên địch nhập nội để phòng chống dịch hại ngoại lai. Như vậy trong chương trình BPSH cần sử dụng cả 2 nhóm thiên địch.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: