Câu 4: Quan niệm của HCM về vai trò và bản chất của ĐCSVN

Câu 4: Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

1. Về sự ra đời của Đảng Cộng Sản VN.

Theo quan điểm của Lênin: xuất phát từ phong trào công nhân châu Âu (nhất là hoàn cảnh cụ thể của nước Nga), Lênin nêu ra luận điểm: Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.

Theo quan điểm Hồ Chí Minh: Đảng Cộng sản VN là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Quan điểm HCM về sự ra đời của Đảng CSVN.

Cơ sở hình thành:

+ Cơ sở lý luận: từ học thuyết  của C. Mác về Đảng Cộng sản và trực tiếp là học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, được Lênin đưa ra vào những năm đầu thế kỷ XX.

+ Cơ sở thực tiễn: xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của VN, một nước thuộc địa nửa PK:

Thứ nhất, PT yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc VN.

Thứ hai, cả hai phong trào ấy đều có chung một mục tiêu đấu tranh là giải phóng dân tộc, làm cho nước nhà hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng cường.

Thứ ba, phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào nông dân bởi nguồn gốc xuất thân.

Thứ tư, phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam lúc bấy giờ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Công sản Việt Nam.

=>  Quan điểm của HCM về Đảng CSVN thể hiện sự vận dụng sáng  tạo CN Mác – Lênin phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của VN.

2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Tập hợp, đoàn kết, phát huy sức mạnh to lớn của ND. HCM khẳng định “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”

- Đảng tổ chức và giáo dục ND thành một đội quân thật  mạnh, để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo cho mọi thắng lợi của CMVN.

-Liên lạc, đoàn kết với quốc tế

-Các hình thức tổ chức mặt trận từ năm 1930 đến nay:

Hội phản đế đồng minh Đông Dương ( 11/1930)

Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (7/1936)

Mặt trận dân chủ Đông Dương ( 3/1938)

Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương ( 11/1939)

Mặt trận Việt Minh (5/1941)

Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (1946)

Mặt trận Liên Việt (3/1951)

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955)

Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ( 12/1960)

Mặt trận tổ quốc Việt Nam (1976)

3. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

“Đảng CSVN mang bản chất GCCN”. HCM khẳng định như vậy vì:

+ Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về Đảng và nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới.

+ Dựa trên sứ mệnh lịch sử của giai cấp CNVN, có số lượng ít nhưng có đầy đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo đất nước thực hiện những mục tiêu của cách mạng.

=> Bản chất giai cấp của Đảng là bản chất giai cấp công nhân nhưng quan niệm Đảng không những là Đảng của GCCN và còn là của toàn dân tộc có ý nghĩa lớn ðối với cách mạng VN.

4. Quan niệm về ĐCSVN cầm quyền

a) Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền.

Tháng 7/1920 sau khi đọc được bản Luận cương Sơ thảo về những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, HCM đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc đó là đi theo con đường cách mạng vô sản. - Từ đó, Người tích cực chuẩn bị các điều kiện về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Ngày 3/2/1930, ĐCS VN ra đời và bắt đầu quá trình lãnh đạo CMVN.

b) Quan niệm của HCM về Đảng cầm quyền

+Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp CM trong điều kiện giành được quyền lực nhà nước, tiếp tục hoàn thành sự nghiệp ĐLDT gắn với CNXH.

+Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của nhân dân

+Đảng cầm quyền, vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.

+Đảng cầm quyền, dân làm chủ. Dân là chủ, Đảng lãnh đạo, Đảng phải lấy “dân làm gốc”. Mối quan hệ giữa Đảng và dân là mối QH biện chứng, gắn bó với nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top