cau 4 quan ly
Câu 4. Quản lí nhà nước về GD-ĐT là gì? Trình bày tính chất, đặc điểm và nguyên tắc quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo?
Trả lời:
1. Khái niệm:
Quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo là hoạt động thực thi quản lí nhà nước về GD-ĐT; do các cơ quan GD của nhà nước từ TW đến địa phương tiến hành đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân với mọi hoạt động giáo dục; nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập của người dân, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển toàn diện nhân cách cho mọi người dân.
2. Tính chất, đặc điểm và nguyên tăc quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo
a) Tính chất:
- Tính lệ thuộc vào chính trị: Mọi hoạt động GD-ĐT dưới sự quản lí của nhà nước đều phải phục tùng và phục vụ nhiệm vụ chính trị; tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
- Tính xã hội: GD và ĐT phải được xã hội hóa và là sự nghiệp của toàn dân, luôn luôn gắn kiền với sự phát triển kinh tế- xã hội.
- Tính pháp quyền: Quản lí nhà nước về GD và ĐT phải tuân thủ hành lang pháp lí về pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN.
- Tính chuyên môn nghiệp vụ: Cán bộ, công chức trong nghành giáo dục phải được đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn nghạch, chức danh đã được phân cấp.
- Tính hiệu lực: Quản lí giáo dục và đào tạo phải lấy hiệu quả làm thước đo. Hiệu quả của quá trình giáo dục tạo nên uy tín cho chính các cơ sở giáo dục đào tạo.
b) Đặc điểm:
- Đặc điểm kết hợp quản lí hành chính và quản lí chuyên môn trong hoạt quản lí giáo dục:
Thực chất quản lí nhà nước về GD-ĐT là triển khai các hoạt động hành chính nhà nước ở các cơ sở GD-ĐT, vì vậy nó vừa tuân theo các nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước vừa tuân theo các nguyên tắc quản lí hành chính giáo dục.
Quản lí hành chính giáo dục triển khai chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do nhà nước ủy quyền, thay mặt nhà nước triển khai và điều hành các hoạt động giáo dục trên địa bàn nhằm đảm bảo các quy định, quy chế về GD, thực hiện mục tiêu giáo dục mà nhà nước quy định. Tuy nhiên, hoạt động quản lí hành chính GD mang nhiều tính quản lí chuyên môn thuộc nghành GD, thực chất là quản lí các hoạt động hành chính- sư phạm, 2hoạt động này thâm nhập vào nhau và hỗ trợ lẫn nhau, nhờ đó giải quyết tốt mối quan hệ : quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ trong hoạt động quản lí GD.
- Đặc điểm về tính quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lí : quyền lực của nhà nước ( phân cấp cho các cơ sở GD) được thực hiện trong các hoạt động quản lí GD, được biểu hiện ở 3 vấn đề cơ bản:
+ Tư cách pháp nhân trong quản lí: muốn có tư cách pháp nhân để quản lí phải được bổ nhiệm và khi đã được bổ nhiệm cần phải thực hiện đúng, đủ chức năng, thẩm quyền.
+ Công cụ và phương pháp quản lí:công cụ quản lí nhà nước về GD-ĐT là các văn bản pháp luật và pháp quy.Phương pháp chủ yếu để quản lí là phương pháp hành chính tổ chức.
+ Quan hệ thứ bậc trong quản lí: trong quản lí nhà nước phải tuân thủ thứ bậc chặt chẽ hoạt động quản lí theo sự phân cấp rõ ràng và mệnh lệnh phục tùng là biểu hiện rõ nhất của tính quyền lực trong quản lí nhà nước.
- Kết hợp nhà nước-xã hội trong quá trình triển khai quản lí nhà nước về GD-ĐT :
GD là sự nghiệp của toàn dân, cần phải thực hiện xã hội hóa, dân chủ hóa trong công tác giáo dục- đây là tư tưởng có tính chiến lược, vô cùng quan trọng trong quản lí GD.
=> Tóm lại: Quản lí nhà nước về GD-ĐT là thực hiện chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền do nhà nước quy định, phân cấp cho các hoạt động quản lí GD; Tại một cơ sở GD thì quản lí nhà nước về giáo dục thực chất là quản lí các hoạt động hành chính-GD, 2 mặt này thâm nhập vào nhau, đó là quản lí hành chính trong sự nghiệp giáo dục và quản lí chuyên môn trong quá trình sư phạm.
c) Nguyên tắc:
*) Nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ:
+/ Nội dung:
- Mọi cơ sở GD thực hiện chức năng và nhiệm vụ GD-ĐT Theo sự chỉ đạo của nghành dọc, nhưng cơ sở GD đó đều đóng trên 1 địa bàn cụ thể nào đó, vì vậy phải tuân thủ sự quản lí hành chính của địa phương theo sự phân cấp của nhà nước.
- Mọi hoạt động quản lí không thể tách rời sự chỉ đạo của nghành dọc và theo lãnh thổ, chúng được coi là một nguyên tắc quan trọng trong quản lí nhà nước nói chung và quản lí nhà nước về giáo dục nói riêng.
- Nội dụng nguyên tắc này được xét dưới mọi góc độ vĩ mô: Bộ GD-ĐT quản lí về giáo dục và đào tạo, thống nhất trên phạm vi toàn quốc, chính quyền địa phương quản lí nhà nước về GD-ĐT theo phần lãnh thổ của mình.
Để thực hiện được điều đó, Nhà nước đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của nghành và địa phương như sau:
+/ Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ GD-ĐT được nhà nước quy định:
1. Xét duyệt và ban hành các loại SGK.
2. Quy định tiêu chuẩn đánh giá, thể lệ cấp phát và thu hồi văn bằng, chứng chỉ GD-ĐT.
3. Xây dựng tiêu chuẩn định mức tiêu chuẩn giáo viên, tổ chức quản lí thống nhất việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cấp.
4. Thực hiện chức năng thanh tra, đánh giá giáo dục trong cả nước.
+/ Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân địa phương:
1.Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển GD của địa phương.
2.Giám sát việc thi hành pháp luật và chủ trương chính sách về GD ở địa phương.
3.Quyết định chủ trương huy động và sử dụng nguồn lực ở địa phương nhằm phát triển
sự nghiệp GD-ĐT ở địa phương
+/ Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân địa phương:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển GD, bảo đảm các điều kiện cho
các hoạt dộng sự nghiệp GD trên địa bàn.
2.Quản lí các trường, các cơ Sơ GD theo sự phân cấp.
3.Chỉ đạo thực hiện XH hóa GD, tổ chức thực hiện phổ cập GD, xóa mù chữ.
*) Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí GD:
- Nguyên tắc nµy yêu cầu nhà nước thống nhất quản lí hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, quy chế thi cử, hệ thống cấp phát văn bằng,.. Bên cạnh đó phải phân cấp rõ ràng về quản lí GD cho địa phương và tạo điều kiện để cơ sở phát huy tÝnh chủ động, sáng tạo.
- Nguyên tắc yêu cầu phải tuân thủ hành lang pháp lí đã quy định nhưng tuyệt đối không áp đặt mà tạo điều kiện để cơ sở phát huy quyền chủ động sáng tạo của họ.
=> Tóm lại: Nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ là phát huy quyền chủ động của cơ sở dựa trên hành lang pháp lí được quy dịnh bởi luật GD và các văn bản có tính chất pháp quy, quy định cho mọi hoạt động GD- ĐT.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top