Cau 4, Phan tich kn, đ CQHCNN, so sanh CQHCNN vs CQQLNN

Câu 4: phân tích kn, dd của CQHCNN

So sánh sự khác nhau giữa CQHCNN vs CQQLNN

Phân tích vị trí thẩm quyền, cơ cấu tổ chức hđộng của cphu, thẩm quyền ban hành VBQPPL của cphu

1 Khái niệm cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan hành chính nhà nước)

 cơ quan hành chính nhà nước là một hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước

được thành lập theo hiến pháp và pháp luật từ TW đến địa phương, thành lập ở các ngành, các lĩnh vực của quản lí NN  để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách chủ yếu, thường xuyên và liên tục.

2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước 

2.1 Đặc điểm chung

Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước, là một bộ phận cấu

thành bộ máy nhà nước. Do vậy, cơ quan hành chính nhà nước cũng mang đầy đủ các đặc

điểm chung của các cơ quan nhà nước. Cụ thể là:

1.  Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ:

+ Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước;

+ Cơ quan hành chính nhà nước nhân danh nhà nước để hoạt động.

2.  Mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều có một thẩm quyền nhất định, thẩm quyền này do pháp luật quy định, đó là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tính quyền lực, được nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, cụ thể:

+ Các cơ quan nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện

pháp luật;

+ Trong quá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện

dưới hình thức là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt;

+ Được thành lập theo quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hoặc theo quyết định

của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên;

+ Được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và   72

báo cáo hoạt động trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp;

+ Có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhưng theo nguyên tắc tập

trung dân chủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng.

3. Về mặt thẩm quyền thì cơ quan hành chính nhà nước được quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan hành chính nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp

cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan hành chính nhà

nước.

2.2.2 Đặc điểm đặc thù 

1. Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định.

2. Cơ quan hành chính nhà nước nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan

quyền lực nhà nước:

+ Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt

động chấp hành, điều hành. Điều đó có nghĩa là cơ quan hành chính nhà nước chỉ tiến

hành các hoạt động để chấp hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan

quyền lực nhà nước trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước.

+ Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quan

quyền lực nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực nhà

nước cấp tương ứng và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó.

+ Các cơ quan hành chính nhà nước có quyền thành lập ra các cơ quan chuyên môn để

giúp cho cơ quan hành chính nhà nước hoàn thành nhiệm vụ.

3.  Cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt và có đối tượng

quản lý rộng lớn. 

+ Đó là hệ thống các đơn vị cơ sở như công ty, tổng công ty, nhà máy, xí nghiệp thuộc

lĩnh vực kinh tế; trong lĩnh vực giáo dục có trường học; trong lĩnh vực y tế có bệnh viện

vv.

+ Hoạt  động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và

tương đối ổn định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách pháp luật vào cuộc sống.

+ Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối

quan hệ trực thuộc trên-dưới, trực thuộc ngang-dọc, quan hệ chéo...tạo thành một hệ

thống thống nhất mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ.   73

4. Là hệ thống cơ quan có lực lượng cán bộ, công chức quản lý đông đảo, trực tiếp, thường xuyên, liên tục nhất. Đặc biệt, khi Luật cán bộ, công chức có hiệu lực thì lực lượng này càng đông đảo hơn, nhiều cấp, nhiều ngành trải dài từ trung ương đến địa phương. Thể hiện:

+ Là hệ thống có các cán bộ nhà nước có thẩm quyền quyết định cá nhân và ban hành

văn bản quy phạm pháp luật với số lượng nhiều nhất. 

- Thủ tướng Chính phủ: Quyết định.

- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: Thông tư.

+ Do là cơ quan trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước, có số lượng công việc thường

xuyên, liên tục. Hoạt động của Chính phủ là một ví dụ. Mặc dù nhiệm kỳ của Chính phủ

theo nhiệm kỳ của Quốc hội, nhưng khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, “Chính phủ tiếp tục làm

nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội mới thành lập ra Chính phủ mới” (Điều 5 Luật tổ chức

Chính phủ 2001).

5. Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới ba hình thức là ban

hành các văn bản chủ đạo, văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở hiến pháp,

luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp

hành, thực hiện các văn bản đó. Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra...hoạt

động của các cơ quan hành chính nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc

của mình.

6.  Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất của Luật hành chính.

Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước,

trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi

thẩm quyền của mình thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành và tham gia chính yếu

vào hoạt động  quản lý nhà nước

 

* So sánh cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan quyền lực nhà nước:

A, Giống nhau:

- Đều là cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước

- Đều có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

B, Khác nhau:

- Tổ chức bộ máy:

+ cơ quan hành chính: chính phủ và UBND các cấp. Tổ chức theo nguyên tắc song trùng trực thuộc. Do cơ quan quyền lực thành lập

+cơ quan quyền lực : quốc hội và HĐND các cấp. Tổ chức theo nghành dọc từ trung ương đến địa phương.

- Chế độ hoạt động:

+cơ quan hành chính: hoạt đọng theo nguyên tắc song trùng trực thuộc, vừa chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực cùng cấp.

+ cơ quan quyền lực: hoạt động theo ngành dọc, tức là cơ quan cấp dưới chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan cấp trên.

- Chức năng:

+ cơ quan hành chính : là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực, phải báo cáo công tác với cơ quan quyền lực

+ cơ quan quyền lực : là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thay mặt nhân dân nói lên tiếng nói của nhân dân cả nước

+ cơ quan hành chính: thực hiện chức năng quản lí nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống – xã hội : kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh…

+ cơ quan quyền lực : quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao đối với các hoạt động của toàn bộ các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: