cau 4 ktcn

Câu 4. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định? Các biện pháp giảm tổn thất hao mòn?

a) hao mòn tài sản cố định. Có 2 hình thức hao mòn tài sản cố định:

* Hao mòn hữu hình: là sự hao mon về vật chất , đó là sự tổn thất dần chất lượng, tính năng kĩ thuật ban đầu của TSCĐ. Thực chất kinh tế của hao mòn hữu hình là giá trị của TSCĐ dần dần giảm đi cùng với việc chuyển dần giá trị đó vào giá thành sản phẩm mới được sản xuất ra.

     Dù có hay không tham gia vào sản xuất , TSCĐ cũng đều bị hao mòn hữu hình.

     Theo Các Mác thì: … sự hao mòn vật chất của máy móc có 2 loại:

ð  một mặt máy móc hao mòn tuy theo việc sử dụng nó nhiều hay ít, như đồng tiền do lưu thông mà hao mòn.

ð  Mặt khác, do ko hoạt động nó cúng bị han rỉ như lưỡi gươm lâu ngày han rỉ trong bao gươm vậy. Trong trường hập sau máy móc trở thành miếng mồi cho lực lượng tự nhiên.

Mặt hao mòn thứ nhất thì ít nhiều là theo tỉ lệ thuận với việc sử dụng, loại hao mòn thứ 2 tới một mức độ nào đó là theo tỉ lệ nghịch với việc sử dụng…

Hao mòn hữu hình phụ thuộc vào 3 yếu tố:

-Chất lượng chế tạo.

-Chế độ sử dụng.

-Môi trường.

*Hao mòn vô hình: Là sự mất đi giá trị trao đổi của TSCĐ.

Theo C.Mác thì: … máy mất đi giá tri trao đổi khi có máy cùng loại ngày càng được sản xuất ra rẻ hơn hay có khi những máy cải tiến hơn ra đời ngày càng nhiều cạnh chanh với nó …

Như vậy hao mòn vô hình xảy ra theo 2 yếu tố:

-Tiến bộ kỹ thuật

-Hập lý hóa sản xuất

b)Khấu hao tài sản cố định

Khấu hao là sự bù đắp về kinh tế sự hao mòn của TSCĐ tùy theo mức độ hao mòn của chúng.

Khấu hao được thực hiện bằng cách chuyển dần giá trị TSCĐ 1 cách có kế hoạch theo mức đã quy định vào giá trị sản phẩm sản xuất ra trong thời gian sử dụng TSCĐ.

Khấu hao nhằm mục đích tích lũy vốn để thay thế toàn bộ TSCĐ khi bị đào thải vị bị mất hết giá trị sử dụng(Khấu hao cơ bản) . Hiện nay các doanh nghiệp chỉ còn 1 loại khấu hao là: Khấu hao cơ bản: Nhằm tái sản xuất TSCĐ  sau khi TSCĐ bị đào thải (thanh lý) vì mất giá trị sử dụng. Mức khấu hao được xác định theo nhiều phương pháp theo thời gian được tính như sau:

CKC = (Kv + Ctl – Kd)/(T) = Kc × Ko   (Đ)

Ko: nguyên giá TSCĐ (giá trị mua, vận chuyển lắp đặt, thử nghiệm) tính theo giá cố định.

Ctl: chi phí để thanh lý TSCĐ bị đào thải.

Kd: giá trị thanh lý TSCĐ.

(T): Định mức thời gian sử dụng phải tính khấu hao.

Kc: tỉ lệ %  khấu hao TSCĐ

      Ngoài ra còn có các pp khấu hao khác, như khấu hao theo sp, khấu hao theo số dư giảm dần…

c) Các biện pháp giảm tổn thất hao mòn:

- Nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ về cường độ và thời gian ( tăng hệ số đảm bảo nhiệm vụ tổng hợp của TSCĐ)

- cải tiến và hiện đại hóa ko ngừng các TSCĐ.

- tổ chức tốt và nâng cao chất lượng công tác giữ gìn bảo dướng và sửa chữa TSCĐ.

- nâng cao trình độ làng nghề và ý thức của công nhân.

- nâng cao chất lượng và hạ giá thành các công tác xây dựng và lắp đặt các TSCĐ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: