Câu 4 đưa ra quan điểm trùng tu 1 di tích là

Câu 4. Dựa trên kiến thức đã học, đưa ra quan điểm trùng tu 1 di tích là 1 công trình mà có thể được đặt trong hoàn cảnh nhiều công trình khác nhau, và nằm trong 1 quần thể các công trình khác tạo giá trị cho nhau và bổ sung cho nhau

Những quan điểm, nguyên tắc và đặc điểm của việc bảo tồn di tích.

*Có rất nhiều quan điểm đối lập về nhiệm vụ và phương pháp bảo tồn, trùng tu các di tích kiến trúc:

-   Những quan điểm phủ nhận hoàn toàn khả năng có thể trùng tu các di tích, các công trình kiến trúc cổ

-    Những quan điểm công nhận rộng rãi khả năng phục hồi lại các di tích bị phá hủy.

*Những nguyên tắc về bảo tồn và trùng tu hiện đại:

1- Nhiệm vụ chủ yếu của công tác trùng tu là gia cố di tích, bảo đám cho di tích tồn tại lâu dài ở dạng nguyên trạng

2- Phải có thái độ thận trọng đối với những lớp và bộ phận bổ sung sau này, những giá trị lịch sử, lịch sử - Kiến trúc hoặc giá trị thẩm mỹ.

3- Chỉ trùng tu những cái gì được chưng minh một cách thật chính xác.

4- Trước khi trùng tu và trong khi trùng tu phải đồng nhất với tiến hành khảo sát và ghi chép tỉ mỉ những thứ được trùng tu. Tìm hiểu các tài liệu ghi chép khảo cổ , các ghi chép lịch sử về di tích và những công trình cùng thời đại  hoặc các công trình tương tự.

5- Phải thảo luận rộng rãi , đầy đủ các phương án bảo tồn và trùng tu

Đặc điểm những khó khăn trong công tác bảo tồn và trùng tu di tích.

- Công tác đánh giá chủ quan của các lớp bổ sung sau này và tìm cách giải pháp ứng sử đúng đắn và đầy đủ cơ sở với vấn đề đó.

- Phương pháp phần tích và so sánh  nhằm đánh giá và xác định giá trị nguyên gốc hay giá trị bỏ sung cũng gặp khó khăn, vì các lớp thương bị trồng lấp hoặc bị pha trộn với nhau. Việc trùng tu để đưa ra được giá trị nguyên bản là vô cùng khó khăn bởi các dự liệu không đủ.

- Trùng tu chỉ có nghĩa là gia cố di tích kiến trúc trong chừng mực nào đó, trùng tu không có ghĩa là xây mới ( giả cổ) hay bỏ toàn bộ cái cũ hoặc đã hư hỏng vì trùng tu là nhằm phục hồi lại, phát hiện và khảng định vai trò của văn hóa , lịch sử  và nghệ thuật của chúng.

 Phương pháp của việc trùng tu và bảo tồn di tích:

1. Phương pháp bảo quản:Phương pháp bảo quản là nhằm bảo vệ các di tích kiến trúc ở dạng mà nó giữ được cho tới ngày nay với những bổ sung sau này và một số bộ phận ban đầu đã bị mất.Phương pháp này không vi phạm  tới tính nguyên

gốc và xóa bỏ bất kz yếu tố nào khi chưa được làm sáng tỏ.

2 Phương pháp trùng tu từng phần:Mục đích làm sáng tỏ những đặc điểm còn bị che khuất của kiến trúc , kết cấu hoặc lịch sử xây dựng. Phương pháp trùng tu từng phần được áp dụng cho các công trình : Di tích là phế tích, đặcbiệt các di tích phải gia cố lại kết cấu.

3 Phương pháp trùng tu toàn bộ:khác với trùng tư từng phần là có mục đích tìm hiểu làm sáng tỏ đầu đỉ các đặc điểm cổ xưa của công trình, phát hiện đặc tính cơ bản của một công trình.được áp dụng cho toàn bộ các công trình : khi việc phục hồi toàn bộ trở thành một lý do cần thiết, các công trình bị tán phá do chiến tranh, thiên tai hay do đã đầu đủ nghiên cứu và tài liệu về công trình đó.

*Nhữngthành tưutrongkiếntrúcvànhững côngtrìnhtiêubiểu.

1 Kiến trúc một quốc gia quốc đạo ( Đạo Phật).

Các ChùaViệtNam thườngđượcxây dựngbằngcácthứvật liệuquenthuộc nhưtre,tranhchođến gỗ,gạch,ngói...

Tùy theo cách bố trí những ngôi nhà này mà người ta chia thành những kiểuchùa khác nhau. Tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Hán có dạng gần với mặt bằng kiến trúc chùa: Mặt bằng chùa chữ Đinh .Mặt bằng chùa chữ Công .Mặt bằng chùa chữ Tam .Mặt bằng chùa chữ Quốc.

Chùa chữ Đinh có nhà chính điện còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước.

-Chùa chữ Công là chùa có nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ. Có nơi gọi gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện này là ống muống.

-Chùa chữ Tam  là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Kim Liên ở Hà Nội, chùa Tây Phương ở Hà Tây có dạng bố cục như thế này.

+ Tam quan: là bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa Việt N am, là cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của Tam quan có thể dùng làm gác chuông

+ Sân chùa: Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân của nhiều chùa thường được bày đặt các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào những điều kiện và đặc điểm riêng của từng chùa..

+ Bái đường: Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường (hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không xây gác chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây. Số gian của bái đường tùy thuộc vào qui mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian, thông thường là 5 gian.

+ Chính điện: Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một khoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi đây bày những pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt Nam.

+ Hành lang: Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành một nhà ba gian.

+ Nhà hậu đường: Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi là nhà hậu đường), cũng còn gọi là nhà tổ. Nhà hậu đường ở một số chùa trong miền nam Việt Nam liền sát sau nhà chính điện, ngay sau phía bàn thờ Phật.

2 Văn Miếu nơi thôn thờ học vấn (Nho giáo)

Bối cảnh lịch sử:Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông.Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử. Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội. Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông.

Đặc điểm kiến trúc

-quần thể kiến trúc này nằm trên diện tích 54331m2 baogồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám mà kiến trúc chủ thể làVăn Miếu nơi thờ Khổng Tử

-Năm Quý Mão niên hiệu Hồng Đức thứ 14 (1483) Lê Thánh Tông, đã thực hiện một đợt đại trùng tu, được ghi lại như sau: Tháng Giêng, mùa xuân sửa nhà Thái học ...Đằng trước nhà Thái học dựng Văn Miếu. Khu cũ của Văn Miếu có điện Đại Thành để thờ Tiên Thánh, Đông vũ và Tây vũ chia ra thờ các Tiên hiền, Tiên nho; điện Canh Phục để làm nơi túc yết, Một kho để chứa đồ tế khí và một phòng để làm nhà bếp; đằng sau nhà Thái học, dựng cửa Thái học, nhà Minh luân. Giảng đường phía đông và giảng đường phía tây thì để làm chỗ giảng dạy các học sinh. Lại đặt thêm kho Bí thư để chứa ván gỗ khắc thành sách; bên đông bên tây nhà Thái học làm nhà cho học sinh trong ba xá, mỗi bên ba dãy, mỗi dãy 25 gian để làm chỗ nghỉ ngơi của học sinh Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhà Lê đã được Lê Quý Đôn miêu tả trong Kiến văn tiểu lục: Văn Miếu; Cửa Đại Thành Nhà 3 gian 2 chái, lợp bằng ngói đồng (ngói ống), Đông Vũ và Tây Vũ 2 dãy đều 7 gian, đằng sau cửa nhỏ 1 gian, điện canh phục 1 gian 2 chái, nhà bếp 2 gian, kho tế khí 3 gian 2 chái, cửa Thái học 3 gian, có tường ngang lợp bằng ngói đồng (ngói ống), nhà bia phía đông và tây đều 12 gian, kho để ván khắc sách 4 gian, ngoại nghi môn 1 gian, xung quanh đắp tường, cửa hành mã ngoài tường ngang 3 gian, nhà Minh Luân 3 gian 2 chái, Cửa nhỏ bên tả và bên hữu đều 1 gian, có tường ngang. nhà giảng dạy ở phía đông và phía tây 2 dãy, mỗi dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá ở phía đông và phía tây đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người. Hiện nay quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chia làm ba khu vực chính: 1 là Văn hồ, 2 vườn Giám và 3 là khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: