Câu 4. Đặc điểm của 2 giống ong nuôi ở Việt Nam

(1) Ong Ấn Độ trung bình (nội địa) Apis carana

- Nguồn gốc: Ấn Độ

- Kích thước trung bình

- Hiện nay có khoảng 7 phân loài khác nhau. Ở VIệt Nam có 2 phân loài là: Apis carana indica (Miền Nam), Apis carana cerana (Miền Bắc)

- Phân bố: Tập trung chủ yếu ở vùng có khí hậu ấm áp, vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

- Đặc điểm:

+ Đây là loài có kích thước trung bình

+ Chiều dài vòi hút của ong thợ: Biến động từ 4,7-5,1 mm

+ Khả năng dự đẻ trứng của ong chúa: 400-700 trứng/1 ngày đêm

+ Trong tự nhiên ong thường xây vài bánh tổ ở chỗ kín trong bong tối, song song với nhau và vuông góc với mặt đất.

+ Khả năng dự trữ mật: Trung bình từ 10-15kg/1 đàn/1 năm

+ Tập tính: Khá hung dữ (hay đốt). Tính tụ đàn thấp, hay chia đàn và bốc bay (bỏ tổ bay đi)

+ Ưu điểm: Cần cù chịu khó, có khả năng khai thác mật ở nơi nguồn hoa phân tán

(2) Ong châu Âu Apis mellifera

- Có 24 phân loài. Ở Việt Nam nuôi ong Ý Apis mellifera ligustica, nhập vào Việt Nam năm 1947.

- Phân bố: Có nguồn gốc ở châu Âu ôn đới nhưng hiện nay phân bố rộng rãi trên thế giới

- Đặc điểm: Có đặc điểm tượng tự như Apis cerana

Ví dụ: Trong điều kiện tự nhiên xấy nhiều bánh tổ song song và vuông góc với mặt đất

+ Chiều dài vòi hút: 6,4-6,7mm

+ Khả năng đẻ trứng của ong chúa: 800-1000 trứng/1 ngày đêm

+ Khả năng dự trữ mật cao, trung bình 30-35 kg mât/1 đàn/1 năm

+ Tập tính: CÓ tính ít đót, hiền lành

+ Khả năng tụ đàn lớn, ít chia đàn bốc bay, thích hợp hình thức nuôi ong công nghiệp

* Ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm ong cho nghề nuôi ong:

Câu 5: Phương pháp xác định số đàn ong cần nuôi trong một vùng?

* Muốn bắt đầu nuôi ong hoạc xây dựng một trang trại ong ở 1 vùng nào đó, người nuôi ong cần phải điều tra về các loại cây cho nguồn mật phấn trong vùng:

- Các loại cây cho mật phấn: VD: Vải thiều, táo, nhãn,…

- Diện tích từng loại

+ Thời gian cho mật phấn (thời gian nở hoa của cây), theo dõi trong 3 năm

* Xác định trữ lượng mật trên 1ha cho từng loại cây

Z= A x B x C trong đó:

+ A: Trữ lượng mật hoa/ bong hoa

+ B: Tổng số hoa/ cây

+ C: Tổng số cây/ 1ha

+ Z: Trữ lượng mật hoa/ ha

* Xác định trữ lượng mật/ 1 vùng (Q)

Q= n1Za + n2Zb + … + …

Za ,Zb ,…: Trữ lượng mật hoa/ ha của loại cây a, b

n1 , n2 ,… diện tích của từng loại cây a, b

* Xác định số đàn ong nuôi trên 1 vùng (C)

C= (Q – R) / ( V + h)

R: Lượng mật vô hiệu (cây tiết ra nhưng ong ko hút được do bay hơi, rửa trôi hoạc côn trùng khác lấy) (R= 50%.Q)

V: Chi phí mật/ dàn ong/ năm

h: Lượng mật con người khai thác/ đàn/ năm

Diện tích vùng phụ thuộc bán kính đi lại: Ong ngoại < 1,5 km, Ong nội < 0,7 km

V: Ong nội: 30 – 35kg; Ong ngoại: 90 – 120 kg

h: Ong nội: 10 – 15 kg/ đàn/ năm; Ong ngoại: 30 – 35 kg/ đàn/ năm.


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #fsfsf