CÂU 4 : Chuẩn mực đạo đức CM. Cần ,kiệm, liêm , chính, chí công, vô tư
Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến CMXHCN, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Đặt vần đề
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, là mối quan hệ đối với tự mình. Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của con người và Người giải thích cặn kẽ, cụ thể nội dung từng khái niệm.
Nội dung
Đây là chuẩn mực đạo đức trung tâm, điều chỉnh hành vi ứng xử trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Cần kiệm liêm chính chí công vô tư đây là tứ đức của con người. Bất kỳ con người nào cũng không được thiếu một trong tứ đức ấy.
- Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người.
- Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân, của đất nước, của bản thân mình. Tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to; “Không xa sỉ, không hoang phí, không bừa bãi,”
- Liêm là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”. Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng. Không tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Hành vi trái với chữ liêm là:... cậy quyền thế mà đục khoét, ăn của dân, hoặc trộm của công làm của riêng. Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là trộm vị.
- Chính là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình, không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở.Đối với người, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc, để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi, đến chốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước.
- Chí công là hết mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị “tư ân, tư huệ hoặc tư thù, tư oán”, đem lòng chí công, vô tư đối với người, với việc. “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Muốn “chí công vô tư” phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân.Đây là chuẩn mực của người lãnh đạo, người “giữ cán cân công lý”,không được vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật.
Mối quan hệ giữa các chuẩn mực
Các tiêu chuẩn đạo đức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề cho nhau. Hồ Chí Minh xác định cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần thiết của một con người, là thước đo trình độ văn minh, tiến bộ của một dân tộc.Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nó đòi hỏi con người phải rèn luyện tu dưỡng. Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết đối với tất cả mọi người. Hồ Chí Minh viết:
“Trờicó bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính.Thiếu một mùa thì không thành trời.Thiếu một phương thì không thành đất.Thiếu một đức thì không thành người”.
Cần, kiệm, liêm, chính rất cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên. Nếu đảng viên mắc sai lầm thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhiệm vụ của cách mạng. Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh tiến bộ của một dân tộc.
Cần, kiệm: luôn đi liền với nhau, “Cần mà không kiệm như gió thổi vào nhà trống. Kiệm mà không cần thì không bao giờ giàu”. Bác nói “Cần mà ko kiệm như thùng ko đáy. Kiệm mà ko cần như thùng nước đầy chỉ lấy ra dung mà ko bao giờ bổ sung vào”
Cần, kiệm, liêm, chính có mối quan hệ chặt chẽ với chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.
Một dân tộc biết cần kiệm liêm chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một dân tộc văn minh tiến bộ. Cần, kiệm, liêm, chính, trí công vô tư đề cập tới mối quan hệ lợi ích giữa con người với tổ chức, quốc gia, dân tộc, tập thể. Phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, tập thể lên trên lợi ích của mình.
Biện pháp khắc phục là nắm vững vai trò vị trí nguyên tắc xây dựng dựng đạo đức cách mạng. Tích cực vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Đẩy mạnh chống chủ nghĩa cá nhân, tham ô lãng phí. Khẳng định tư tưởng HCM về đạo đức cách mạng CM đến nay vẫn còn có giá trị sâu sắc.
Liên hệ với quá trình rèn luyện tu dưỡng bản thân:
Cuộc vẫn động học tập và làm theo tấm gương HCM đã trở thành một phong trào rộng rãi và được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng và noi theo. Bản thân em hiện là học viên của học viện Kỹ thuật quân sự tuy vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng cũng đã có cố gắng trong quá trình rèn luyện tu dưỡng bản thân bản thân, học tập theo tấm gương đạo đức HCM như tham gia các hoạt động của Đoàn thể, các hoạt động tập thể, luôn nỗ lực để hoàn thành công việc được giao. Tham gia các phong trào vì cộng đồng, bài trừ các tệ nạn xấu trong xã hội v.v…
Nói chung, để phấn đấu trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa, mỗi người chúng ta cần nổ lực hơn nữa trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, trong đó có nội dung “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top