Câu 4
Câu 4: Các cặp phạm trù cái chung cái riêng và cái đơn nhất, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên.Ý nghĩa các phương pháp luận của các cặp phạm trù trên.
a. Cặp phạm trù cái chung, cái riêng, cái đơn nhất.
-Khái niệm
+Cái riêng là phạm trù dùng để chỉ 1 sự vật 1 hiện tượng, 1 quá trình riêng lẻ nhất định.VD: Tia chớp.
+Cái chung là phạm trù dùng để chỉ các mặt, các thuộc tính chung ko chỉ có trong 1 sự vật nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật khác.VD: các dụng cụ tiêu thụ điện
+Cái đơn nhất: là phạm trù dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ có ở 1 sự vật mà ko lặp lại ở bất kì sự vật nào khác.VD:Phương pháp học mà chỉ có 1 ng nào đó học được mà ng khác không học được.
-Quan hệ cái chung, cái riêng và cái đơn nhất
+Phải duy danh:Chỉ có cái riêng mới tồn tại còn cái chung ko tồn tại.
+Phải duy thực: Cái chung tồn tại khách quan sinh ra cái riêng.
-Quan niệm của phép biện chứng duy vật.
+Cái chung cái riêng đều tồn tại thực tế và có mối liên hệ biện chứng với nhau,
+Cái chung tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.Không có cái chung thuần tuý tồn tại bên ngoài cái riêng.
+Cái riêng tồn tại trong mối liên hệ với cái chung , ko có cái riêng nào tồn tại độc lập, tách rời với cái chung.
VD: Mỗi người ko thể tồn tại 1 cách độc lập ko tồn tai với sinh viên vì như vậy ko gọi là sinh viên.
+Cái riêng là cái toàn bộ nên tồn tại phong phú hơn cái chung.
+Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì nó có phản ánh những mặt, những thuộc tính ổn định, tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
VD: Tôi là Sv trg ĐH MĐC.
+Trong ĐK nhất định cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá cho nhau
VD: 1 HS thường đi học muộn nhưng sau đó dần dần thấy vào học sớm có lợi hơn nên cũng đi học sớm.
+Sự chuyển hoá từ cái đơn nhất lên cái chung biểu hiện cái mới ra đời thay thế cái cũ.
+Sự chuyển hoá từ cái chung lên cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái đơn nhất, cái lỗi thời bị phủ nhận.
-ý nghĩa phương pháp luận
+Nhiệm vụ của ý thức là tìm ra cái chung, còn trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để tạo ra cái riêng.
+Muốn biết được cái chung, cái bản chất của 1 nhóm sự vật thì phải xuất phát từ cái riêng, từ các sự vật hiện tượng riêng lẻ.
+Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải chủ động tạo đk cho cái mới , cái tiến bộ -> cái đơn nhất chuyển thành cái chung và ngược lại chuyển cái chung đã lội thời lạc hậu thành cái đơn nhất.
b.Cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả
-Khái niệm
+Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt là 1 sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra 1 biến đổi nhất định nào đó.VD: Sự tương tác qua lại giữa mặt trời và trái đất dẫn đến sự biến đổi quả đất.
+Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố là 1 sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.VD: Sự biến đổi của mặt trời dưới tác động của con người gây ra bệnh tật.
-Phân biệt giữa nguyên nhân và điều kiện
Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
+Nguyên nhân sinh ra kết quả và có trước kết quả nhưng mối quan hệ đó rất phức tạp
+Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng phụ thuộc vào nhiều điều kiện hoàn cảnh.Điều kiện khác nhau dẫn tới kết quả khác nhau
+Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả.Một kết quả do nhiều nguyên nhân sinh ra, vai trò của nguyên nhân là khác nhau.Nguyên nhân tác động cùng chiều sẽ tăng hiệu quả, tác động ngược chiều lại làm giảm hoặc triệt tiêu tác động của nhau.
+Kết quả tác động của nguyên nhân, tác động đó nâng cao vai trò tác dụng hoặc làm giảm vai trò tác dụng của nguyên nhân.
+Trong điều kiện nhất định, nguyên nhân kết quả chuyển hoá cho nhau.
VD:Con gà-> quả trứng-> con gà
-ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức, việc bắt đầu tìm ra nguyên nhân xuất hiện của sự vật hiện tượng.VD:Trái đất nóng lên do hiện tượng 2 cực băng tan.
+Cần phải phân loại các loại nguyên nhân để có giải quyết đứng đắn.
+Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện phát huy nguyên nhân nhằm đạt được những mục đích đề ra.
c.Cặp phạm trù tất nhiên, ngẫu nhiên.
-khái niệm
+Tất nhiên là cái do những nguyên nhân bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong nguyên nhân điều kiện nhất định phải xảy ra như thế chứ ko thể khác được.VD: Sự tương tác vào hạt giống trong những điều kiện nhất định-> nảy mầm.
+Ngẫu nhiên là cái ko do mối quan hệ bản chất bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự hỗn hợp của các hoàn cảnh bên ngoài quyết định do đó nó có thể xuất hiện hoặc ko xuất hiện, xẩy ra hoặc ko xảy ra.VD: trong quá trình học tập chúng ta sẽ trở thành kĩ sư nhưng do những điều kiện bên ngoài chi phối làm cho 1 số ng ko thể tiếp tục học.
-Mối liên hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
+Tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật
VD: Sinh viên phải học tập
+Ngẫu nhiên làm cho sự phát triển của sự vật nhanh hay chậm.
+Cái tất nhiên bao h cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô vàn cái ngẫu nhiên.Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên đồng thời bổ sung cho cái tất nhiên.
+Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau, gianh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối.VD: Hàng hoá tự cung tự cấp, khi hàng hoá dư thừa đem ra đổi cái khác.
-Ý nghĩa phương pháp luận:
+Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái tất nhiên nhưng cũng ko được bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên.
+Muốn nhận thức được cái tất nhiên thì phải thông qua cái ngẫu nhiên.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top