cau 37-42

Câu 37: Phân biệt giá thành, giá trị, giá cả, chi phí sản xuất

* Phân biệt giá thành với giá trị sản phẩm:

-Giống nhau: là cùng phản ánh hao phí lao động xã hội

-khác nhau:

+ Về số lượng:

Giá thành bao gồm C+V+m (với m: là số lượng giá trị thặng dư)

Giá trị bao gồm C+V+M (với M: là số lượng giá trị thặng dư thu được trong 1 thời gian nhất định).

Với m là phần nhỏ của M.

+ Về chất lượng: Giá thành khác giá trị ở chỗ là C+V của giá thành lại phụ thuộc vào giá cả tư liệu sản xuất, giá cả nguyên vật liệu và tiền lương và lúc mà giá cả thoát ly giá trị thì C+V trong giá thành sẽ khác với C+V ở trong giá trị. Hơn nữa có những chi phí chỉ có trong giá thành mà không có trong giá trị như: trả lãi ngân hàng, tiền phạt...

* Phân biệt Giá thành với giá cả của sản phẩm:

Giá thành và giá cả của sản phẩm có môi quan hệ chặt chẽ với nhau. Thường thì giá cả sản phẩm xác định theo giá thành bình quân cộng thêm phần tích lũy cần thiết. Như vậy giá thành là cơ sở để định giá cả và là giới hạn thấp nhất của giá cả.

* Phân biệt giá thành với chi phí sản xuất.

- Giống nhau: về bản chất vì đều là chi phí sản xuất.

- Khác nhau: về số lượng hay biểu hiện bằng tiền.

Chi phí sản xuất trong kỳ: + Chi phí sx tập hợp theo thời gian.

+ Chi phí sx liên quan đến cả thành phẩm và sản phẩm dở dang.

+ Chi phí sx chỉ bao gồm chi phí sx bỏ ra ở kỳ này.

Giá thành sản phẩm hoàn thành: + Chi phí được tập hợp theo sản phẩm trong kỳ hoàn thành.

+ Chi phí sx chỉ của sản phẩm hoàn thành.

+ Chi phí liên quan đến chi phí sản xuất đầu kỳ và tại bộ phận chi phí sx của kỳ này.

Câu 38: Thông qua kết cấu giá thành sản phẩm chúng ta sẽ có được các thông tin gì, để làm gì?

Thông qua kết cấu giá thành sản phẩm chúng ta sẽ có được các thông tin về tỷ lệ và thành phần của các yếu tố chi phí hoặc khoản mục chi phí trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm hoặc khối lượng công tác hay giá thành của nó.

Để biết được kết cấu của giá thành sản phẩm, mức ảnh hưởng của các yếu tố chi phí hoặc khoản mục chi phí trong tổng chi phí sx sản phẩm tới giá thành sản phẩm, để giảm giá thành sản phẩm, xem xét mức độ phù hợp của các yếu tố chi phí hoặc khoản mục chi phí trong việc sử dụng.

Câu 39: Hoạt động đầu tư được hiểu như thế nào? Thê nào là một dự án đầu tư phát triển?

Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng những đồng vốn đã được tích lũy nhằm sử dụng vào một việc gì đố trong một khoảng thời gian dài xác định để thu được một khoản tiền mới có giá trị lớn hơn.

Đầu tư có đầu tư thực tiếp và đầu tư gián tiếp như mua chứng khoán.

Dự án đầu tư là hệ thống các văn kiện của toàn bộ các bước nghiên cứu, đề xuất cho việc bỏ vốn để tái tạo mở rộng hoặc phát triển những phương tiện nhất định, những phát triển sản lượng hoặc doanh thu trong 1 thời gian nhất định.

Dự án đầu tư phát triển là dự án bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực làm mới hoàn toàn.

Câu 40: Một dự án đầu tư phải trải qua những giai đoạn nào

Một dự án đầu tư phải trải qua 3 gia đoạn:

-Giai đoạn I:

+ Nghiên cứu các yếu tố kích thích đầu tư.

+ Nghiên cứu cơ hội đầu tư.

+ Nghiên cứu tiền khả thi.

+ Nghiên cứu khả thi.

-Giai đoạn II: Là giai đoạn đầu tư cơ bản.

-Giai đoạn III: Vận hành dự án là giai đoạn chính, chiến khối lượng và thời gian chủ yếu trong toàn bộ đời dự án.

Kết thúc dự án bao gồm các công việc giải thể, thanh lý và tổng kết hoạt động.

Câu 41: Dự án đầu tư trong lĩnh vực mỏ địa chất nói chung có điểm gì khác so với các dự án đầu tư thông thường?

Dự án đầu tư trong lĩnh vực Mỏ Địa chất nói chung có gì khác với các dự án đầu tư thông thường.

-Tổng số vốn đầu tư ban đầu, các chi phí cho tìm kiếm, thăm dò chiếm 1 tỷ lệ đáng kể. Các chi phí này do người khai thác đầu tư và chịu rủi ro.

-Đời dự án thường bằng với tuổi mỏ, tuy nhiên với một số mỏ có trữ lượng lớn, đời dự án thường nhỏ hơn nhiều so với tuổi mỏ.

-Rủi ro lớn.

-Lợi nhuận trong ngành dầu khí cao.

-Vốn đầu tư rất lớn.

-ô nhiễn và thảm họa môi trường rất lón.

Câu 42: Để đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư người ta thường sử dụng những chỉ tiêu nào? Trình bày nội dung các chỉ tiêu này.

*Đánh giá theo phương pháp giản đớn.

Lợi nhuận của 1 năm Y nào đó = doanh thu của năm Y - (chi phí bỏ ra + thuế) của năm.

Phương pháp này đơn giản trên quan điển coi đồng tiền của dự án là ít có sự biến đổi dựa vào các số liệu về thu chi của một số năm đại diện nào đó để tính ra chệnh lệch nhằm xác định lợi ích của dự án. Tuy nhiên, phương pháp này thiếu độ chính xác do không xét đến yếu tố thời gian của suốt đời dự án.

*Đánh giá theo phương pháp động (phương pháp chiết khấu đồng tiền)

-Xét đồng tiền theo thời gian: giá trị đồng tiền tại năm t là:

Vt = Vo (1+r) t

trong đó : Vo là giá trị đồng tiền tại năm đầu tư.

r là mức lãi vay

t là năm tính toán.

Đây là chiết khấu thuận.

Trong thực tế của dự án, các thu nhập và chi phí sẽ diễn ra trong tương lai nên muốn đánh giá chiết khấu ở thời điểm hiện tại, cần phải thực hiện quá trình ngược lại.

Chiều ngược: Vo = Vt / (1+r) t Đặt a t = 1/ (1+r) t : là hệ số chiết khấu.

Đối với dự án đầu tư do diễn ra trong 1 khoảng thời gian dài nên khi phân tích hiệu quả kinh tế người ta phải xét đến yếu tố thời gian của đồng tiền.

Vo thuộc t, t càng lơn thì Vo càng nhỏ thì một dự án không được phép diễn ra quá lâu.

-Thời gian thu hồi vốn giản đơn: là thời gian cần thiết đẻ nhà đầu tư có thể thu hồi đủ toàn bộ vốn đầu tư ban đầu bỏ ra.

I = I: là bù dắp vốn đầu tư.

Dt : Tiền khấu hao năm t

Pt : lợi nhuận ròng năm thứ t.

Các bước tính T (thời gian hoàn vốn)

+ bước 1: Tính chênh lệch vốn đầu tư còn lại cuối mỗi năm.

+ bước 2: Đến một lúc nào đó, I còn lại của năm t-1

suy ra tính t:

t = * 12 (tháng). T: là tổng thời gian của các năm đó.

Câu 43: Hãy giải thích tại sao hiện nay Nhà nước chúng ta đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp như cổ phần hoá, tư nhân hoá.

Trả lời:

Thưc hiện chủ trương sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), trong những năm qua công tác chuyển đổi sở hữu các DNNN tạo sự chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp, đã thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng riêng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp.Vì vậy việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưỏng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Về cơ bản, sự khác biệt được tạo ra bởi sự chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là:

-Uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng.

-Khả năng huy động vốn.

-Rủi ro đầu tư.

-Tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp

-Tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Vậy tại sao doanh nghiệp Nhà nước cần phảI chuyển đổi?

Theo dự thảo Luật doanh nghiệp " chung " chỉ điều chỉnh 4 loại hình doanh nghiệp là: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, tính chất sở hữu. Tuy nhiên DNNN vẫn đứng ngoài " Ngôi nhà chung này" vì vậy để vào "ngôi nhà chung" DNNN cần phải chuyển đổi.

Thứ nhất, DNNN chưa phải là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Công ty TNHH và công ty cổ phần phải có 4 đặc điểm cơ bản đó là: trách nhiệm hữu hạn của nhà đầu tư, pháp nhân độc lập, khả năng chuỷên nhượng được cổ phần hoặc góp phần vốn, quản lý tập chung và thống nhất. Trong khi đó DNNN hiện chỉ có 2 đặc điểm đầu của công ty TNHH và công ty cổ phần.

Thứ hai, mục tiêu đổi mới DNNN là làm cho doanh nghiệp mạnh lên, nâng cao sức cạnh tranh với thị trường quốc tế.

Thứ ba, cần phải xoá bỏ "hành chính chủ quản" DNNN bởi vì các DNNN cần được quản lý tập chung thống nhất.Mà mấu chốt nằm ở tổ chức và cơ chế thực hiện quyền sở hữu để đưa ra quyết định. Công ty TNHH và công ty cổ phần, các quyết định cơ bản, quan trọng thuộc về chủ sở hữu và được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông (vốn, đầu tư, chiến lược, nhân sự...). Còn ở các DNNN cũng những vấn đề quan trọng đó, nhưng: mỗi cơ quan (Thủ tướng, Bộ tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ...) quyết định (một vấn đề)một cách riêng lẻ theo quy trình hành chính, không cơ chế phối hợp, không tiêu chuẩn rõ ràng và hợp lý. Hệ quả là các quyết định rất chậm và cứng nhắc, không tương thích (chiến lược không tương thích với vốn , đầu tư và người quản lý, vốn không tương thích với kế hoạch đầu tư...). Cuối cùng không có cơ quan, cá nhân cụ thể trực tiếp chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp Nhà nước nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Điều này đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài thì họ rất ngại đầu tư vào Việt Nam. Chính vì vậy, điểm mấu chốt của việc chuyển đổi là bỏ "hành chính chủ quản", và thay thế nó bằng "chế độ chủ quản" mới.

Thứ tư, cổ phần hoá hay tư nhân hoá DNNN là một hình thức cụ thể của tiến trình xã hội hoá sản xuất. Nhờ sự xuất hiện của công ty cổ phần và công ty TNHH mà vốn được tập trung nhanh chóng. Thực hiện tốt việc cổ phần hoá và tư nhân hoá DNNN sẽ làm tăng sức mạnh của kinh tế Nhà nước, làm chỗ dựa cho nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Mặt khác, nó cũng là một giải pháp để tăng tính năng động trong kinh doanh và phát huy tính tích cực, tự chủ doanh nghiệp.

Mặt khác, ở nước ta phần lớn các DNNN được hình thành do ý chí chủ quan của các cơ quan Nhà nước chứ không phải do yêu cầu khách quan của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của hầu hết các DNNN. Do vậy, việc sắp xếp lại các DNNN là vấn đè lớn mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, trong đó có việc cổ phần hoá và tư nhân hoá một số lớn DNNN. Cổ phần hoá DNNN ở nước ta là quá trình chuyển sang một hình thức quản lý hiên đại hơn, bên cạnh vai trò chi phối của Nhà nước, có sự tham gia của các thành phần khác. Cổ phần hoá hướng tới tháo gỡ khó khăn về vốn, về cơ chế cho DNNN hiện có.Trên mười năm qua, những đổi mới về cơ chế, chính sách cổ phần hoá DNNN đã và đang được triển khai và phát huy tác dụng, tiến độ cổ phần hoá DNNN từng buứơc được đẩy mạnh. Tính từ năm 1992 đến năm 2005, cả nước đã cổ phần hoá được 2996 DNNN. Qua khảo sát 559 doanh nghiệp cổ phần hoá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho thấy 87,53% số doanh nghiệp có kết quả hoạt động tài chính tốt hơn hoặc tôt hơn rất nhiều so với trước cổ phần hoá.So sánh năm đầu cổ phần hoá với năm cuối của mô hình DNNN cho thấy lợi nhuận sau thuế tăng tới 48,8% ngay sau khi cổ phần hoá. Ngay trong năm sau cổ phần hoá, năng suất lao động của các doanh nghiệp đã tăng trên 26%, tiền lương bình quân tăng trên 20% và đầu tư tài sản cố định tăng 23,1% so với khi còn là DNNN. Tốc độ tăng trưởng nói trên của 559 doanh nghiệp tiếp tục được duy trì trong suốt quá trình hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần.

Nhìn chung, các DNNN đã giảm mạnh về số lượng, và cải thiện đáng kể về quy mô vốn. Cơ cấu DNNN đã bắt đầu chuyển đổi theo hướng chỉ nắm giữ những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu. Đa số doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đều có tình hình tài chính tôt hơn so với trước chuyển đổi. Năng suất lao động, tiền lương, đầu tư tài sản cố định tăng đáng kể.

Ngoài những lý do trên, hiện nay cổ phần hoá và tư nhân hoá mang lại những lợi ích riêng cho các nhà đầu tư, và thể hiện tính cạnh tranh công bằng cho nền kinh tế. Về mặy sở hữu vốn, các nhà đầu tư có tính quyết định độc lập đối với doanh nghiệp tư nhân. Trong cổ phần hoá vốn được tách ra khỏi sở hữu của Nhà nước. Khi tạo ra sự chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Nhà nước muốn tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh, làm cho doanh nghiệp mạnh lên, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nuớc và quốc tế. Mà việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như hiện nay là việc học hỏi mô hình kinh tế của các nước phát triển như: Anh, Mỹ, Đức.

Vì vậy từ những lý do trên, hiện nay Nhà nước chúng ta đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp như cổ phần hoá và tư nhân hoá là hoàn toàn hợp lý, và phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nước ta đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại Thế Giới, việc chuyển đổi đó càng cần được quan tâm nhiều hơn, và thực hiện tốt hơn nữa.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top