cau -33
Câu hỏi: Bằng các ví dụ cụ thể, hãy phân tích vai trò tiền dự trữ trong hoạt động các NHTM. Từ đó rút ra kết luận cần thiết cho hoạt động của hệ thống ngân hàng và liên hệ đến NHTM ở VN hiện nay
Đáp án:
I. Khái niệm ngân hàng thương mại.
1. Khái niệm:
Ở Mỹ: NHTM là 1 công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và hoat động trong nghành dịch vụ tài chính .
Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thúc kí thác hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu tín dụng hay dịch vụ chiết khấu tài chính.
Ở Nhật: NHTM là các cơ sở nhận tiền kí gửi để cho vay hay tài trợ và đầu tư.
Ở Việt Nam: Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng ngân hàng Việt Nam xác định:
" NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhạn tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiên nhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán."
Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại.:
- Tập trung vốn của nền kinh tế
- Làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán
- Chức năng tạo tiền
2.Trình bày bảng cân đối tài sản (tổng kết tài sản) của ngân hàng thương mại :
Tài sản (có) Nguồn vốn (nợ)
-Dự trữ: bắt buộc và vượt mức
-Chứng khoán: +trái phiếu chính phủ( tín phiếu kho bạc NN,tín phiếu NHTM, tín phiếu đầu tư)
+các khoản cho vay
-Tài sản khác :trang thiết bị trong NHTM
-tiền gửi giao dịch( không kỳ hạn)
- tiền gửi phi giao dịch (tiết kiệm)
- các khoản tiền vay:
+vay NHTM khác
+vay NHTW( lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu, tái cấp vốn)
-vốn chủ sở hữu
-vốn khác
3. Tiền dự trữ:
Tất cả các NHTM đều phải giữ lại một phần trong số vốn mà họ đã huy động được để gửi ào ngân hàng TW. Tiền dự trx bao gồm tiền dự trữ bắt buộc theo luật định mà NHTM phải gửi vào NHTW à tiền mặt mà các NHTM dự trữ được để thanh toán ( tiền trong két)
Tiền dự trữ bắt buộc: tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung ương về về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ.
Tiền dự trữ thanh toán( tiền dự trữ quá mức), được giữ vì chúng là lỏng nhất trong mọi tài sản ngân hàng có khi có hành vi rút tiền.
4. Vai trò tiền dự trữ
Các ngân hàng thương mại kinh doanh thu lợi nhuận bằng cách bán những tài sản nợ và dùng tiền thu được để mua những tài sản có. Nói một cách khác, các ngân hàng cung cấp dịch vụ chuyển một loại tài sản này thành một loại tài sản khác cho công chúng.
Có thể nói, hoạt động cơ bản của một ngân hàng là làm cho tài sản có và tài sản nợ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, của người tiêu dùng. Xét về mặt nghiệp vụ kinh doanh, quá trình chuyển các tài sản và cung cấp một loạt các dịch vụ: huy động vốn, ghi chép sổ sách, thanh toán séc, thủ quỹ, cho vay, thu nợ, phân tích tín dụng, thực hiện nhiệm vụ với ngân sách nhà nước,... cũng giống như hoạt động của mọi doanh nghiệp khác. Ngân hàng nào tạo ra được những dịch vụ tốt với chi phí thấp và có doanh thu cao do tài sản đem lại thì ngân hàng ấy thu được nhiều lợi nhuận, nếu không làm được như vậy thì ngân hàng ấy phải chịu thua lỗ.
Để thu được lợi nhuận cao, trước hết ngân hàng phải chú ý giải quyết tốt các vấn đề:
- Đảm bảo chắc chắn lúc nào ngân hàngcũng dự trữ đủ tiền mặt và vốn trên tài khoản để thanh toán kịp thời, nhanh chóng cho những người gửi tiền khi họ yêu cầu rút tiền.
- Giành được những tài sản có làm ăn hiệu quả, ít có khả năng phá sản và đa dạng hoá việc nắm giữ những tài sản có.
- Giành được những tài sản nợ có chi phí thấp
Quản lý khả năng tiền mặt và vai trò của tiền dự trữ của một ngân hàng thương mại:
Vai trò tiền dự trữ:
- Hạn chế chi phí khi có dòng tiền rút ra: thu từ tiền cho vay, bán các khoản cho vay, bán chứng khoán, vay NHTW, vay các NHTM khác...
VD: jả sử NHTM A có tiền gửi quá mức dồi dào và các loại tiền gửi có cùng 1 tỉ lệ dự trữ bắt buộc như nhau la 10%(10 triệu đồng).NHTM A có tk bên nợ là (tiền dự trữ 20,tiền cho vay 80,chứng khoán 10),có tk bên có(tiền gửi 100,vốn NH 10). trong khi NH jữ lại 20 triệu đồng tiền dự trữ,vậy nó có tiền dự trữ quá mức là 10 triệu.lúc này NH A có tk bên nợ(tiền dự trữ 10,tiền cho vay 80,chứng khoán 10),bên có(tiền gửi 90,vốn NH 10).NH vẫn sử dụng 10 triệu gửi vào dự trữ nhưng tiền dự trữ của nó vẫn vượt quá sớ tiền dự trữ vắt buộc la 1 triệu..khi có dòng tiền rút ra 0 cần có những thay đổi ở fần khác trong bảng cân đối ts cua nó.
Lại giả sử rằng thay vì nắm giữ lúc đầu 10 triệu tiền dự trữ quá mức, NHTM A thực hiện cho vay với 10 triệu đó.Khi có dòng tiền 10 triệu rút ra, để bù đắp dự trữ bắt buộc ( luc này là 9 triệu) nhưng nó không có tiền để dự trữ. Để loại bỏ sự thiếu hụt này, NHTM A phải thực hiện nhiều việc khác nhau : thu các khoản tiền cho vay, hoặc bán chúng cho các ngân hàng khác, bán chứng khoán, vay NHTW hoặc các NHTM và các tổ chức tài chính khác... Tuy nhiên, tất cả chún đều rất tốn thòi gian và khoản chi phí không nhỏ.
- ngăn ngừa nợ fá sản:NHTM A có TK bên nợ(tiền dự trữ 10,tiền cho vay 90,chứng khoán 10), bên có(tiền gửi 100,vốn NH 10).rút 20 triệu.nếu NH A bán chứng khoán 10 triệu và sử dụng 10 triệu dự trữ để thanh toán thì NH A sẽ thiếu 8 triệu dự trữ.nếu NH 0 có các khoản vay đến hạn thu thì nó fải bán khoản cho vay của mình cho các NH khác với mức thấp hơn để lấy tiền dự trữ.NH A mất 1 khoản tiền.nếu các NHTM khác 0 muốn cho NH A vay tiền do 0 tin khả năng thu hồi của nó thì NH A sẽ có nguy cơ vỡ nợ do 0 áp ứng đươc trách nhiệm thanh toán cho người gửi tiền,0 có đủ khoản tiền dự trữ theo yêu cầu
5. Kết luận cho hoạt động hệ thống ngân hàng:
Nếu 1 ngân hàng có khoản tiền dự trữ dồi dào, 1 dong tiền rút ra không đòi hỏi phải có sự thay đổi ở các phần khác trong bản quyết toán tài sản của nó. Việc dự trữ các khoản tiền dự trữ quá mức quy định của ngân hàng trung ương có tác dụng chống đỡ lại các chi phí kèm theo với dòng tiền rút khỏi ngân hàng. Các chi phí này càng lớn, các ngân hàng càng muốn giữ nhiều tiền dự trữ quá mức hơn.
Để hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả, các ngân hàng nên giữ nhiều tiền dự trữ quá mức để tránh các tổn thất, rủi ro do dòng tiền rút ra gây nên mà cái giá đắt nhất là vỡ nợ ngân hàng.
6. Liên hệ hoạt động ngân hàng ở VN:
Tại cuộc họp báo thường kỳ do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều 30/9, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, kể từ trung tuần tháng 9 tới nay, khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ ngày càng xấu đi, rất nhiều người lo ngại "liệu khủng hoảng sẽ tác động thế nào đến thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam?, đặc biệt là dự trữ ngoại hối của Việt Nam có an toàn không trước sự sụp đổ của các ngân hàng Mỹ ?...".
Thống đốc khẳng định, dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn rất an toàn do 82% số tiền dự trữ ngoại hối đang được gửi ở ngân hàng trung ương các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF; 18% còn lại gửi đầu tư các ngân hàng thương mại nước ngoài nhưng những ngân hàng này đều có mức độ tín nhiệm cao, xếp hạng 3A và 2A. Thống đốc nhấn mạnh Việt Nam không có quan hệ với những ngân hàng đầu tư, tập đoàn đổ vỡ vừa qua tại Mỹ, thậm chí cả Goldman Sachs...
Về lượng dự trữ ngoại hối, sau khi công bố cụ thể mức dự trữ ngoại hối (20,7 tỉ USD) hồi tháng 6 vừa qua để làm yên lòng giới đầu tư quốc tế, hiện dự trữ ngoại hối đã tăng thêm 1,2 tỉ USD và tăng 1,6 tỉ USD so với đầu năm 2007.
Trước những diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, Ngân hàng Nhà nước đã theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại và tiếp tục can thiệp trên thị trường ngoại hối để bảo đảm an toàn thanh khoản cho toàn hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế.
Thống đốc khẳng định, hệ thống ngân hàng của Việt Nam không bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này.
Trên thực tế thời gian qua, các ngân hàng Việt Nam kể cả ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại nhà nước hay ngân hàng thương mại cổ phần đều rất chủ động trước các diễn biến trên thị trường tài chính Mỹ. Điều đó thể hiện ở tính thanh khoản trên toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam những ngày qua vẫn đạt rất cao, dao động trong khoảng 30.000 -35.000 tỉ đồng, thậm chí ngày 29/9 lên tới 40.000 tỉ đồng.
Do tính thanh khoản cao nên lãi suất liên ngân hàng trong ngày gần đây rất thấp, chỉ có 12%/năm đối với kỳ hạn 1 tuần, trong khi lãi suất tái cấp vốn và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở vẫn ở mức 15%.
Trong những tháng cuối năm 2008, NHNN tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt trong điều hành; tiếp tục theo rõi chặt chẽ diễn biễn thị trường tài chính tiền tệ thế giới và giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại để có biện pháp điều hành thích hợp, bảo đảm an toàn thanh toán của hệ thống và nền kinh tế; củng cố và lành mạnh hoá hệ thống tổ chức tín dụng, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm vi phạm các quy định về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top