cau -32
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. Liên hệ thực trạng lãi suất tín dụng ở Việt Nam Hiện nay
Đáp án:
1- Khái niệm về lãi suất - phân biệt lãi suất và các hạm trù kinh tế khác
Lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu, lãi suất là giá cả cho việc sử dụng vốn
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
2.1.Mức cung cầu tiền tệ của quỹ cho vay:
*Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ: khi ngân hàng trung ương muốn kiềm chế lạm phát, sẽ thực hiện một chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua công cụ của nó (thay đổi tăng mức dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chíết khấu, giảm hạn mức tín dụng). Mức cung tiền tệ sẽ giảm đi, lãi suất tăng. Lãi suất tăng, mức đầu tư sẽ giảm, mức cầu tiền tệ giảm, các nhà doanh nghiệp và các gia đình cắt giảm lượng tiền mặt và tài khoản séc của họ
*Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ: khi ngân hàng trung ương lo sợ sắp có suy thoái sẽ tăng mức cung tiền tệ bằng cách bơm tiền vào lưu thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ, lãi suất có xu hướng giảm xuống. Tín dụng trở nên dồi dào hơn. Kết quả là việc tiến hành các dự án đầu tư mới trở nên có lợi hơn, số tiền chi tiêu về nhà máy, thiết bị, kho hàng tăng lên, người tiêu dùng có khuynh hướng mua nhiều hàng hơn...Vón đầu tư tăng, tổng mức cầu tăng lên.
Ngoài ra những thay đổi dự định trong cầu tìen tệ (không phải do sự thay đổi trong mức giá cả, tổng sản phẩm, hoặc lãi suất gây ra) cũng ảnh hưởng đến lãi suất cân bằng.
2.2.Ảnh hưởng của lạm phát
Khi lạm phát tăng, dù ở từng mức lãi suất riêng lẻ hay ở tất cả mọi lãi suất, yếu tố kích thích làm tăng cung quỹ cho vay gần như triệt tiêu bởi giá trị thực tế của vốn gốc và tiền lời thu được đã bị hao mòn do tác động của lạm phát. Trong tình hình ấy những người có khả năng cho vay không muốn giữ tiền mặt, đổ xô đi mua hàng hóa dự trữ vàng, ngoại tệ. Điều đó dẫn đến cung quỹ cho vay giảm, lãi suất tăng.
Với lãi xuất danh nghĩa cho trước , khi lạm phát dự tính tăng lên , chi phí thưc của việc vay tiền giảm xuống , kích thích người ta đi vay hơn là cho vay. Người đi vay sẽ kiếm được khoản thu lợi do giá hàng hóa được mua bằng tiền đi vay sẽ tăng lên. Do cầu quỹ cho vay tăng, lãi suất tăng.
2.3.Bội chi của ngân sách nhà nước:
Bội chi ngân sách nhà nước và địa phương làm cho cầu quỹ cho vay tăng, dẫn đến lãi suất tăng. Sau nữa, bôi chi ngân sách tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát, gây áp lực tăng lãi suất.
Trên một giác đọ khác, khi bội chi ngân sách tăng, chính phủ gia tăng việc phát hành trái phiếu. Cung trái phiếu tăng làm giá trái phiếu giảm, lãi suất tăng. Hơn nữa, tài sản các ngân hàng thương mại cũng gia tăng ở khoản trái phiếu chính phủ, dự trữ vượt quá giảm, làm lãi suất ngân hàng tăng.
2.4.Mức độ rủi ro của món vay (sự ổn đinh nền kinh tế)
-Ảnh hưởng đến cung tiền vay: khi nền kinh tế ổn định và phát triển, của cải tăng lên, công chúng chỉ muốn giữ một số tiền nhất định đủ cho nhu cầu sử dụng, họ muốn đầu tư vào những tài sản thay thế có lợi tức dự tính cao: đầu tư vào các trái khoán công ty. Bởi vì khi nền kinh tế ổn định, thị trường trái khoán trở nên ổn định hơn, rủi ro trái khoán giảm, trái khoán trở thành một tài sản hấp dẫn hơn, vì vậy cung tiền vay tăng lên, lãi suất có xu hướng giảm.
-Ảnh hưởng đến cầu tiền vay: khi nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất là trong giai đoạn phát đạt của một chu kỳ kinh doanh, các công ty càng có nhiều ý định vay vốn và tăng số dư nợ nhằm tài trợ cho các cuộc đầu tư được trông đợi là sinh lời. Cầu tiền vay tăng lên, lãi suất có xu hướng tăng lên.
2.5. Thời hạn sử dụng vốn vay
Thời hạn vay càng dài, lãi suất càng cao do thời hạn cho vay dài hơn cơ bản nói nên khả năng khoản vay đó gặp fải rủi ro lớn hơn do vậy fần bù cho rủi ro làm cho lãi suất tăng lên.tuy nhiên có những trường hợp ngoại lê khi nhà nước muốn khuyến khích đầu tư dài hạn vào 1 lĩnh vcj nào đó thì lãi suất áp dụng còn thấp hơn lãi suất ngắn hạn
2.6.Các nhân tố khác
+ Các chính sách của Nhà nước:
Nhà nước phải sử dụng các công cụ bằng các chính sách có thể điều chỉnh tốc độ và phương hướng của hoạt động kinh tế.Quá trình thực hiện các chính sách của Nhà nước đều tác động lãi suất cân bằng trên thị trường.
*Chính sách tài chính: bao gồm chi tiêu của chính phủ và thuế khóa.
Khi chi tiêu của chính phủ tăng trực tiếp làm tăng tổng cầu, đường cầu dịch chuyển về bên phải. Khi chính phủ giảm thuế, làm cho nhiều thu nhập hơn được sẵn sang để chi tiêu và làm tăng tổng sản phẩm bằng cách tăng chi tiêu, tiêu dùng. Mức cao hơn của tổng sản phẩm làm tăng lượng cầu tiền tệ, đường cầu dịch chuyển về bên phải, lãi suất tăng.
Ngoài ra, thuế còn có thể tác động đến mức sản lượng tiềm năng, chẳng hạn việc giảm thuế đánh vào thu nhập từ đầu tư làm cho các ngành tăng đầu tư vào máy móc, nhà máy, tổng sản phẩm tiềm năng được tăng lên, tăng lượng cầu tiền tệ, đường cầu dịch chuyển về bên phải, lãi suất tăng lên.
*Chính sách tiền tệ: Với công cụ lãi suất, ngân hàng trung ương có thể điều tiết hoạt động của nền kinh tế vĩ mô. Thông qua việc điều chỉnh lãi suất chiết khấu, ngân hàng trung ương có thể khuyến khích mở rộng hay làm giảm khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cấp cho nền kinh tế. Một lãi suất chiết khấu cao hay thấp sẽ làm thay đổi lượng vay của ngân hàng, tức lượng tiền cung ứng của ngân hàng cho nền kinh tế và cuối cùng sẽ làm thay đổi mức lãi suất thị trường.
-Ngân hàng trung ương tăng hay giảm mức dự trữ bắt buộc: khi tỷ lệ dự trữ tăng lên ức là ngân hàng trung ương quyết định giảm bớt số vốn khả dụng của ngân hàng kéo theo những khó khăn ngân quỹ cho các ngân hàng, hạn chế tín dụng của ngân hàng và ngược lại. Do đó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến lãi suất trên thị trường.
*Chính sách thu nhập: đó là chính sách về giá cả và tiền lương. Nếu mức giá cả giảm mà cung tiền tệ không thay đổi, giá trị của đơn vị tiền tệ theo giá trị thực tế tăng. Do vây cũng như ảnh hưởng của một sự tăng lên trong cung tiền tệ khi mức giá được giữ cố định, làm lãi suất giảm. Ngược lại một mức giá cao hơn làm giảm cung tiền tệ theo giá trị thực tế, làm tăng lãi suất.
Yếu tố cấu thành quan trọng nhất của chi phí sản xuất là chi phí tiền lương, khi tiền lương tăng làm chi phí sản xuất tăng, làm giảm lợi nhuận theo đơn vị sản phẩm tại một mức giá cả, giảm nhu cầu đầu tư, cầu tiền tệ giảm, lãi suất giảm.
*Chính sách tỷ giá: Khi nhà nước tăng tỷ giá ngoại tệ sẽ làm tăng giá của hàng nhập khẩu, dẫn đến tăng chi phí đầu vào của các xí nghiệp, giá hàng hóa trong nước tăng lên, lợi nhuận giảm, nhu cầu đầu tư giảm, cầu tiền tệ giảm, lãi suất giảm. Mặt khác, khi tỷ giá ngoại tệ tăng, lượng tiền cung ứng để đảm bảo cân đối ngoại tệ cần chuyển đổi tăng lên, lãi suất giảm.
Vì vậy khi thấy đồng tiền của nước mình sụt giá, ngân hàng trung ương sẽ theo đuổi một chính sách tiền tệ thặt chặt hơn, giảm bớt cung tiền tệ, năng lãi suất trong nước, làm cho đồng tiền của mình vững mạnh.
+ Sự ảnh hưởng của thị trường tài chính quốc tế
+ Sự phát triển của thị trường tài chính trong nước
3. Thực trạng lãi suất tín dụng ở Việt Nam:
Năm 2007, Trước tình hình các chi nhánh NHTM tại các tỉnh, thành phố đang có mức lãi suất cao hơn mức lãi suất thỏa thuận (thông báo số 85TB/HHHH ngày 11/4/2007 của HHNH). NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố đã phải mời các NHTM trên địa bàn họp để thống nhất thực hiện các mức lãi suất theo thỏa thuận, khắc phục sự cạnh tranh lãi suất trên địa bàn, góp phần bảo đảm quyền lợi của cả ba bên: người gửi tiền, người đi vay và các TCTD nhằm ổn định thị trường tiền tệ - tín dụng trong cả nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Quá trình thực hiện sự đồng thuận, điều chỉnh các mức lãi suất trong tháng qua tại các NHTM tuy đã có sự điều chỉnh theo hướng giảm lãi suất nhưng sự điều chỉnh là không lớn. Theo thông báo của các NHTM gửi tới HHNH, các mức lãi suất hiện nay mà các NHTM đang áp dụng phổ biến như sau:
Đối với các NHTM Nhà nước:
- Loại không kỳ hạn: từ 0,20% đến 0,25%/tháng (bằng mức thỏa thuận).
- Loại kỳ hạn 3 tháng: từ 0,60% - 0,63%/tháng (cao hơn mức thỏa thuận từ 0% đến 0,03%/tháng).
- Loại kỳ hạn 6 tháng: từ 0,63% đến 0,65%/tháng (cao hơn mức thỏa thuận từ 0% đến 0,04%/tháng).
- Loại kỳ hạn 9 tháng: từ 0,65% đến 0,68%/tháng (cao hơn mức thỏa thuận từ 0% đến 0,04%/tháng).
- Loại kỳ hạn 12 tháng: từ 0,69% đến 0,72%/tháng (cao hơn mức thỏa thuận từ 0% đến 0,03%/tháng).
Đối với các NHTM cổ phần
- Loại tiền gửi không kỳ hạn phổ biến từ 0,25 đến 0,30%/tháng (bằng mức lãi suất thỏa thuận).
- Loại tiền gửi kỳ hạn 3 tháng từ 0,68% đến 0,74%/tháng (cao hơn mức thỏa thuận từ 0,06% đến 0,12%/tháng).
- Loại tiền gửi kỳ hạn 6 tháng từ 0,69% đến 0,77%/tháng (cao hơn từ 0,04% đến 0,12%/tháng).
- Loại tiền gửi kỳ hạn 9 tháng từ 0,69% đến 0,78%/tháng (cao hơn từ 0,02% đến 0,11%/tháng).
- Loại tiền gửi kỳ hạn 12 tháng từ 0,69% đến 0,80%/tháng (thấp hơn từ 0,02% đến 0,09%/tháng).
Theo số liệu về các mức lãi suất của các NHTM đang áp dụng tại các địa bàn do NHNN chi nhánh các tỉnh, Thành phố cung cấp cho Hiệp hội lại cao hơn số liệu do các NHTM cung cấp cho HHNH.
Hiện nay, tốc độ huy động vốn lớn hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, trong khi vốn khả dụng của toàn hệ thống dư thừa kéo dài. Theo dự báo trong quý III, các luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam vẫn ở mức cao. Vì vậy, đề nghị các NHTM chỉ đạo và triển khai trong toàn hệ thống thực hiện các mức lãi suất đã được thỏa thuận tại thông báo số 85TB/HHNH ngày 11/4/2007 của HHNH để đảm bảo việc đồng thuận của các Hội viên được thực hiện thống nhất, tránh cạnh tranh không lành mạnh.
HHNH đề nghị các tổ chức có huy động tiền gửi chưa là Hội viên của HHNH (cụ thể như: Tiết kiệm Bưu điện và một số Ngân hàng liên doanh chưa gia nhập HHNH) cùng phối hợp thực hiện theo các mức lãi suất đã được thỏa thuận tại thông báo số 85TB/HHNH ngày 11/4/2007 của HHNH để góp phần đảm bảo lợi ích chung của cả cộng đồng các Tổ chức tài chính - tín dụng và phát triển kinh tế của đất nước.
Mặt khác, HHNH đề nghị hàng tháng các TCTD thông báo các mức lãi suất đơn vị mình đang áp dụng gửi về Cơ quan thường trực HHNH (vào ngày thứ 5 của tháng, qua số fax 048218732) để kịp theo rõi, tổng hợp và thông báo đến từng TCTD hội viên.
Trong thời gian qua, nhiều chi nhánh NHNN các Tỉnh, Thành phố đã có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ tích cực HHNH chỉ đạo các chi nhánh, TCTD trên địa bàn thực hiện đúng chủ trương đồng thuận về lãi suất của Hiệp hội (như họp các giám đốc Chi nhánh các TCTD để yêu cầu thực hiện đúng các mức lãi suất huy động đã được lãnh đạo các TCTD thỏa thuận; theo dõi nhắc nhở các đơn vị chưa thực hiện đúng; Cung cấp cho HHNH tình hình thực hiện lãi suất của các TCTD trên địa bàn). HHNH đánh giá cao và đề nghị NHNN các Tỉnh, Thành phố tiếp tục tăng cường phối hợp, hỗ trợ để duy trì việc huy động tiền gửi được tốt nhất.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top