câu 31

12.2.2 Các mặt phẳng tọa độ để nghiên cứu góc độ của dao

Vì lưỡi cắt của dao tiện có thể thẳng hoặc cong, mặt khác tốc độ cắt tại mỗi điểm trên lưỡi cắt là

khác nhau, nên các mặt phẳng tọa độ được xét tại 1 điểm của lưỡi cắt. Hình 12.5

a) Mặt phẳng cắt gọt:

    Là mặt phẳng đi qua một điểm trên lưỡi cắt chính và tiếp tuyến với bề mặt đang gia công.

Mặt phẳng cắt gọt chứa vec tơ tốc độ  cắt Vc.                                                                                                                                                    b) Mặt phẳng cơ sở:

     Là mặt phẳng đi qua một điểm trên lưỡi cắt chính và vuông góc với vec tơ tốc độ cắt tại điểm đó.                                                                  

 Mặt phẳng cơ sở thường được chọn là mặt phẳng đáy của dao cắt nên còn

 gọi là mặt đáy

c) Mặt cắt chính:

    Là mặt phẳng đi qua một điểm và vuông góc với lưỡi cắt chính                                                                                                                                  Hình 12.4

d) Tiết diện chính

    Là tiết diện tạo bởi mặt cắt chính và vuông góc với hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt đáy.

12.2.3 Các góc độ của dao  Hình 12.6

Các góc của dao đo trên tiết diện chính và tiết diện phụ:

1) Góc trước chính g:( tại một điểm của lưỡi cắt chính) là góc tạo bởi mặt trước của dao và mặt cơ sở đo trong diện chính.

2) Góc trước phụ g1: (tại một điểm của lưỡi cắt phụ) là góc tạo bởi mặt trước dao và mặt cơ sở đo trong tiết diện phụ.

3) Góc sau chínha (tại một điểm của lưỡi cắt chính) là góc tạo bởi

mặt sau chính và mặt cắt đo trong tiết diện chính.

4) Góc sau phụ a1( tại một điểm của lưỡi cắt phụ) là góc tạo bởi

mặt sau phụ và mặt cắt đo trong tiết diện phụ.

5) Góc sắcb  và b1: ( tại một điểm của lưỡi cắt) là góc tạo bởi mặt

trước của dao với mặt sau chính và mặt phụ, đo trong các tiết diện

tương ứng.

6) Góc cắt d:  

Góc cắt là góc tạo bởi mặt trước và mặt cắt trong tiết diện chính.                                                                                                                                      

da+b  d+ g = 900.                                                                                                                              

Các góc của dao đo trên mặt phẳng cơ sở:

7) Góc nghiêng chính j (tại một điểm của lưỡi cắt chính) tạo bởi hình chiếu tiếp tuyến lưỡi cắt chính ( tại điểm đó) trên mặt cơ sở với phương chạy dao.

8) Góc nghiêng phụ j1: Tạo bởi hình chiếu tiếp tuyến lưỡi cắt phụ trên mặt cơ sở với phương chạy dao.

9) Góc mũi dao e: Tạo bởi hình lưỡi chiếu cắt chính và lưỡi cắt phụ trên mặt cơ sở.

10) Bán kính cong lưỡi dao r: Nếu bán kính cong lớn mà chiều dày lớp kim loại quá mỏng sẽ có hiện tượng trượt.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #quy