Câu 3. Trình bày các mức kiểm thử

Câu 3. Trình bày các mức kiểm thử

Có 4 mức kiểm thử phần mềm cơ bản có thể áp dụng trong hầu hết các loại ứng dụng phần mềm khác nhau cụ thể là

- Unit Test (kiểm thử mức đơn vị lập trình)

- Integaration Test (kiểm thử mức tích hợp)

- System Test (kiểm thử hệ thống)

- Acceptance (kiểm thử chấp nhận)

3.1 Unit Test

- Kiểm thử đơn vị tập trung vào việc xác minh trên đơn vị nhỏ nhất của thiết kế phần mềm. Sử dụng các mô tả thiết kế thủ tục để hướng dẫn, các đườngdẫn điều khiển quan trọng được kiểm thử để phát hiện lỗi trong phạm vi modul. Độ phức tạp liên quan của các kiểm thử và lỗi đã phát hiện được giới hạn bởi ràng buộc phạm vi thiết lập cho kiểm thử đơn vị. Kiểm thử đơn vị thường hướng hộp trắng và các bước có thể được thực hiện song song trên nhiều modul

- Các kiểm thử nhằm phát hiện các lỗi trong các phạm vi của modul bao gồm

+ Giao diện modul

+ Cấu trúc dữ liệu cục bộ

+ Điều kiện biên

+ Đường dẫn độc lập

+ Đường dẫn xử lý lỗi

- Kiểm thử đơn vị thường được xem như 1 phần phụ cho bước mã hóa sau khi mã nguồn được phát triển, được duyệt lại và được kiểm tra đúng cú pháp, thì bắt đầu thiết kế các trường hợp kiểm thử đơn vị

- Kiểm thử đơn vị được đơn giản hóa khi modul có sự liên kết cao được thiết kế. Khi chỉ 1 chức năng được gọi bởi một modul, số các trường hợp kiểm thử được giảm xuống và các lỗi có thể dự đoán và phát hiện sớm hơn

- Unit Test thường do lập trình viên thực hiện. Unit Test đòi hỏi kiểm tra viên có kiến thức về thiết kế và code của chương trình mục đích của Unit Test là bảo đảm thông tin được xử lý và xuất là chính xác, trong mối quan hệ với dữ liệu nhập và chức năng của unit

3.2 Integration Test (kiểm thử mức tích hợp các đơn vị)

- Kiểm thử tích hợp là 1 kĩ thuật có hệ thống để xác định cấu trúc chương trình trong khi thực hiện các kiểm thử nhằm phát hiện các lỗi liên quan đến điều kiện. Mục tiêu là lấy các thành phần đã được kiểm thử và xây dựng cấu trúc chương trình đã được mô tả bởi thiết kế

- Integration Test có 2 mục tiêu chính

+ Phát hiện lỗi giao tiếp xảy ra giữa các unit

+ Tích hợp các Unit đơn lẻ thành các hệ thống nhỉ và cuối cùng là nguyên hệ thống hoàn chỉnh chuẩn bị cho kiểm tra ở mức hệ thống

- Trừ một số ngoại lệ, Integration Test chỉ nên thực hiện trên những Unit đã được kiểm tra cẩn thận trước đó bằng Unit Test, và tất cả các lỗi mức Unit đã được sửa chữa

- 1 chiến lược cần quan tâm trong Integration Test là nên tích hợp dần tường Unit

- Có 4 loại kiểm tra trong Integration Test

+ Kiểm tra cấu trúc: Nhằm bảo đảm các thành phần bên trong của 1 chương trình chạy đúng

+ Kiểm tra chức năng: Kiểm tra chỉ chú trọng đến chức năng của chương trình, không quan tâm đến cấu trúc bên trong, chỉ khảo sát chức năng của chương trình theo yêu cầu kĩ thuật

+ Kiểm tra hiệu năng: Kiểm tra việc vận hành của hệ thống

+ Kiểm tra khả năng chịu tải: Kiểm tra các giới hạn của hệ thống

3.3 System Test (Kiểm thử mức hệ thống  sau khi tích hợp)

- Mục đích System Test là kiểm tra thiết kế toàn bộ hệ thống có thỏa mãn yêu cầu đặt ra hay không?

- Kiểm thử hệ thống thực tế là một tập các kiểm thử khác nhau với mục đích cơ bản là thực hiện đầy đủ hệ thống dựa trên máy tính. Mặc dù mỗi kiểm thử có 1 mục đích khác nhau, nhưng tất các các công việc đều nhằm kiểm tra tất cả các thành phần hệ thống đã được tích hợp 1 cách hợp lý và thực hiện đúng các chức năng đã xác định

- System Test bắt đầu khi tất cả các bộ phận của phần mềm đã được tích hợp thành công. Thông thường các loại kiểm tra này tốn rất nhiều công sức và thời gian

- Điểm khác nhau then chốt giức Integration Test và System Test là System Test chú trọng sự giao tiếp giữa các đơn thể hoặc đối tượng khi chúng làm việc cùng nhau

- System Test kiểm tra cả các hành vi chức năng của phần mềm lẫn các yêu cầu về chất lượng cũng như độ tin cậy, tính tiện lợi khi sử dụng ... System Test thường được thực hiện bởi 1 nhóm kiểm tra viên hoàn toàn độc lập với nhóm phát triển dự án.

- System Test gồm các loại kiểm tra sau:

+ Kiểm tra chức năng: Bảo đảm các hành vi của hệ thống thỏa mãn đúng yêu cầu thiết kế.

+ Kiểm tra khả năng vận hành: Bảo đảm việc phân bố tài nguyên hệ thống

+ Kiểm tra khả năng chịu tải: Bảo đảm hệ thống vận hành đúng dưới áp lực cao

+ Kiểm tra cấu hình

+ Kiểm tra khả năng bảo mật: Bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật của dữ liệu

+ Kiểm tra tính phục hồi: Bảo đảm hệ thống có khả năng khôi phục trạng thái ổn định trước đó trong tình huống mất tài nguyên của dữ liệu

Nhìn từ quan điểm của người dùng, các kiểm tra trên rất qua trọng: Bảo đảm hệ thống đủ khả năng làm việc trong môi trường thực

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: