câu 3: pvvh

Trên cơ sở tiếp thu có phê phán những quan điểm nghiên cứu trước đây về không gian phân bố các hện tượng văn hóa, đặc biệt là lý thuyết vùng văn hóa của nhân học văn hóa Mỹ, các nhà dân tộc học Xô Viết trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử,đã tiếp tục và có những bước tiến mới trong lĩnh vực nghiên cứu quan trọng này. Cũng cần nhấn mạnh rằng, đây là vấn đề không chỉ nằm trong khuôn khổ nghiên cứu văn hóa tộc người, mà nó nghiên cứu về văn hóa trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn có nhiều dân tộc cư trú, nên về phương diện nào đó, vấn đề vùng văn hóa đã thuộc phạm vi của bộ môn văn hóa học.Ở đây chúng tôi xin đưa ra lý thuyết về “loại hình kinh tế - văn hóa” và lý thuyết về “khu vực văn hóa – lịch sử” theo các nhà dân tộc học Xô Viết.

Trước hết là lý thuyết về “Loại hình kinh tế - văn hóa. Lý thuyết này được các nhà dân tộc học Liên Xô đưa ra nhằm giải thích hiện tượng tương đồng và khác biệt văn hóa của các dân tộc ở các miền trên thế giới. Đó là một tổng thể các đặc điểm kinh tế và văn hóa hình thành trong quá trình lịch sử của các dân tộc khác nhau, cùng ở một trình độ phát triển kinh tế - xã hội và sinh sống trong một môi trường địa lý tự nhiên như nhau (theo Treboxarop, Traboxaropva,1971 ). Sự phát triển của lực lượng sản xuất của một cộng đồng người cụ thể luôn gắn với mỗi loại hình kinh tế - xã hội, cũng như sự gắn bó khăng khít của cộng đồng người đó với môi trường tự nhiên xung quanh vào những thời kì lịch sử nhất định. Vậy nên, có nhiều dân tộc khác nhau, sinh sống trong những môi trường khác nhau, thuộc những vùng khác nhau và không có mối lien hệ qua lại với nhau nhưng lại cùng thuộc về một loại hình  kinh tế - văn nào đó. Sự khác biệt giữa các loại hình kinh tế - văn thường thấy là ở các ngành nghề : nông nghiệp , thủ công, chăn nuôi, đánh cá; ở các công cụ sản xuất; ăn uống; nhà ở; phương tiện đi lại; đồ dùng quần áo và các yếu tố vật chất khác. Sự khác biệt về xã hội giữa các loại hình kinh tế - văn được thể hiện khi chúng có sự khác biệt về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cảu xã hội. Về lĩnh vực văn hóa tinh thần thì khác biệt chủ yếu ở các phong tục tập quán, nghệ thuật tạo hình, tín ngưỡng, thờ cúng và các sinh hoạt văn hóa khác.

Các loại hình kinh tế - văn có thể hình thành ở các thời đại lịch sử khác nhau:     Nhóm loại hình kinh tế - văn hái lượm, săn bắn, đánh cá, khi con người còn ở thời kỳ đồ đá. Loại hình kinh tế - văn nông nghiệp thì cách đây khảo 4-5 nghìn năm. Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa thì các loại hình kinh tế - văn hình thành trước đó dần biến đổi và hòa nhập vào các tổ hợp kinh tế văn hóa hình thành các vùng khác nhau trên thế giới.

Các nhà dân tộc học Xô Viết đã chia các loại hình kinh tế - văn ở thời kì tiền tư bản chủ nghĩa thành 3 nhóm loại hình lớn :

·        Nhóm loại hình kinh tế - văn hái lượm, săn bắn, đánh cá.

·        Nhóm loại hình kinh tế - văn liên quan đến cư dân nông nghiệp dùng cuốc và chăn nuôi.

·        Nhóm loại hình kinh tế - văn liên quan đến những người làm nông nghiệp dùng cày và sức kéo động vật.

Nhóm loại hình thứ nhất: Nhóm loại hình kinh tế - văn hóa hái lượm, săn bắn, đánh cá. Tùy theo trình độ phát triển sản xuất và những đặc trưng của đời sống xã hội và văn hóa, người ta chia thành 8 loại hình kinh tế - văn hóa:

üLoại hình cổ xưa hơn cả là của những người săn bắt hái lượm ở cùng nhiệt đới.

üCũng ở vùng nhiệt đới, còn có loại hình kinh tế - văn hóa những người hái lượm đánh cá ven sông, hồ, biển.

üLoại hình kinh tế - văn hóa của những người săn bắt hái lượm ở vùng thảo nguyên và bán sa mạc.

üLoại hình kinh tế - văn hóa của những người hái lượm và đánh cá ven bờ biển ôn đới.

üLoại hình kinh tế - văn hóa của người đánh cá ở lưu vực sông lớn và ven biển vùng lạnh giá.

üLoại hình của những bộ lạc săn bắt và đánh cá ở vùng rừng ôn đới.

üLoại hình của những người săn bắt ở vùng đồng lầy và vùng rừng đồng lầy gần Bắc cực.

üLoại hình kinh tế - văn hóa của những người săn bắn thú Bắc cực.

Nhóm loại hình thứ 2: liên quan đến những cư dân làm nông nghiệp dùng cuốc và chăn nuôi. Đây là bước tiến quan trọng về phát triển lực lượng sản xuất và khai thác môi trường theo hướng sản xuất ra của cải vật chất chứ không đơn thuần là thu lượm các sản vật có sẵn trong tự nhiên. Nhóm này cũng được chia thành các loại hình KT – VH khác nhau:

üLoại hình những người nuôi tuần lộc ở đài nguyên phương Bắc.

üLoại hình săn bắt và chăn nuôi ở vùng Taiga.

üLoại hình chăn nuôi du mục ở vùng núi cao.

üLoại hình chăn nuôi du mục ở thảo nguyên và bán sa mạc.

üLoại hình chăn nuôi và làm nông nghiệp ở vùng lạnh và vùng ôn đới.

üLoại hình nông nghiệp dùng cuốc ở thảo nguyên và vùng trước núi.

üLoại hình nông nghiệp dùng tay và chăn nuôi ở vùng núi.

üLoại hình nông nghiệp dùng tay (có khi dùng cuốc) ở vùng xích đạo.

 Nhóm loại hình thứ 3: liên quan tới những người làm nông nghiệp dùng cày với sức kéo động vật. Với loại hình kinh tế - văn hóa này, xã hôi bước hẳn sang xã hội có giai cấp, thuộc chế độ nô nệ và phong kiến, các nền văn hóa nông nghiệp lớn cũng hình thành ở một số trung tâm và đạt tới đỉnh cao như Hy La, Tiền Á, Ấn Độ, Trung Quốc…. Nhóm này cũng được chia thành các loại hình kinh tế - văn hóa khác nhau:

üLoại hình kinh tế - văn hóa nông nghiệp dùng cày ở vùng đất khô là cổ xưa hơn cả.

üLoại hình kinh tế - văn hóa nông nghiệp dùng cày ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ướt.

üLoại hình kinh tế - văn hóa nông nghiệp dùng cày ở vùng rừng thảo nguyên và rừng ôn đới.

Vậy, việc phân loại các dân tộc theo loại hình kinh tế - văn hóa này, không chỉ giải thích những tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các vùng, các tộc người khác nhau, mà còn cho thấy quá trình thống nhất của sự phát triển lien tục của xã hội loài người. Sự phát triển đó khác đa dạng tùy thuộc vào điều kiện môi trường và truyền thống tộc người khác nhau. Mỗi loại hình kinh tế - văn hóa là một bước phát triển của lịch sử, một sự thích ứng của con người với điều kiện môi trường, sự tác động sáng tạo của con người với môi trường xung quanh, sự phong phú của đời sống văn hóa loài người.

Thứ hai là lý thuyết “khu vực văn hóa – lịch sử”. Để bao quát việc nhận thức các hiện tượng tương đồng và khác biệt văn hóa giữa các vùng và các dân tộc, các nhà dân tộc học Xô viết không chỉ sử dụng khái niệm loại hình kinh tế - văn hóa mà còn dùng cả khái niệm vùng văn hóa – lịch sử. Vùng văn hóa – lịch sử là một vùng mà ở đó sinh sống những tộc người. Trong quá trình lịch sử lâu dài, giữa họ có những giao lưu, ảnh hưởng khăng khít với nhau, từ đó hình thành nên những yếu tố văn hóa chung thẻ hiện trong văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần. Do vậy, nếu như trong loại hình kinh tế - văn hóa, tính tương đồng về điều kiện môi trường tự nhiên và trình độ phát triển xã hội  là những điều kiên tiên quyết để hình thành nên những đặc trưng chung về kinh tế và văn hóa, thì với khu vực văn hóa – lịch sử, thì mối quan hệ giao lưu, ảnh hưởng lâu đời giữa các tộc người lại là nhân tố cơ bản tạo nên tính thống nhất văn hóa vùng. Điều đó cũng không loại trừ trong một vùng văn hóa – lịch sử cũng có những tương đồng về môi trường địa lý, những mối quan hệ nguồn gốc và lich sử các tộc người. Điều đó cảng củng cố hơn tính thống nhất về các đặc trưng văn hóa của vùng. Đặc trưng văn hóa của vung văn hóa – lịch sử là một tập hợp những yếu tố văn hóa gắn bó hữu cơ với nhau, thể hiện rõ hơn cả là trong văn hóa vật chất, như nhà cửa, trang phục, ăn uống, phương tiện đi lại, trang trí, cũng như trong đời sống tinh thần, như lễ nghi, phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, các sáng tác truyền miệng dân gian…Đối với các dân tộc còn ở còn ở trình độ văn minh tiền công nghiệp, thì văn hóa dân gian thể hiện rõ nét và cơ bản những sắc thái văn hóa đặc trưng cho vùng văn hóa – lịch sử.

Các nhà học giả xô viết cho rằng vùng văn hóa – lịch sử là một phạm trù lịch sử. Trước nhất, các vùng văn hóa – lịch sử hình thành và biến đổi tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của các dân tộc ở mỗi vùng. Và trong một vùng văn hóa – lịch sử có thể tồn tại nhiều loại cộng đồng người khác nhau, như cộng đồng chủng tộc, cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng tộc người, cộng đồng tôn giáo…Rõ ràng giữa vùng văn hóa – lịch sử với các loại cộng đồng kể trên có mối quan hệ gắn bó, bởi lẽ trong một không gian địa lý nhất định có thể sinh sống những nhóm cư dân thuộc các chủng tộc nhất định, nói các ngôn ngữ xác định, thuộc về các dân tộc hay theo các tôn giáo nào đó. Tuy nhiên phạm vi giữa vùng văn hóa – lịch sử với phạm vi các cộng đồng kể trên không nhất thiết trùng khớp nhau. Thường là trong mọt vùng văn hóa – lịch sử có thể la nơi sinh sống của các nhóm cư dân thuộc các loại hình nhân chủng khác nhau, nói các ngôn ngữ khác nhau, tự nhận mình thuộc các tộc người khác nhau, thậm chí theo những tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Điều quan trọng nhất không phải sự rùng khớp kể trên mà là mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa họ trong quá trình lịch sử như thế nào, để giữa họ hình thành nên những đặc trưng chung về văn hóa và lối sống. Các nhà nghiên cứu Xô viết đã nhìn nhân vấn đề tương đồng và khác biệt văn hóa, vấn đề phân bố các hiện tượng văn hóa bằng lý thuyết loại hình kinh tế - văn hóa và vùng văn hóa – lịch sử. không thể đồng nhất hiện tượng tương đồng và đồng quy văn hóa do những cộng đồng người khác nhau sinh sống ở những vùng khác nhau, nhưng cung điều kiện môi trường địa lý và trình độ phát triển xã hội với hiện tượng tương đồng văn hóa do quá trình ảnh hưởng giao lưu giữa các cộng đồng người sinh sống trong một vùng có quá trình lịch sử lâu dài. Bằng những lý thyết này các nhà dân tộc học Xô viết đã tiến thêm một bước nữa trong quá trình nhân thức và lý giải sự tương đồng và khác biệt văn hóa giữa các cộng đồng và các vùng khác nhau trên hành tinh chúng ta.

Hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm vùng văn hóa Nam Bộ về: không gian – thời gian văn hóa, chủ thể văn hóa và những đặc trưng văn hóa của vùng Nam Bộ.

Về không gian – thời gian văn hóa: Vùng văn hóa Nam Bộ thuộc địa phận các tỉnh Nam Bộ hình thành trên vung châu thổ của hai hệ thống sông chính là Cửu Long ở phíaTây và sông Đồng Nai ở phía Đông. Đây là một vùng đất đai màu mỡ được con người khai thác và thuần phục chưa lâu, càng về phía Tây đất đai càng rộng, nhiều rừng rậm và sình lầy, thủy triều ảnh hưởng sâu vào nội địa, đất đai còn bị nhiễm chua mặn, khí hậu với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Ở đây từ lâu con người đã học được nếp sống hòa điệu với thiên nhiên, khai thác những nguồn tài nguyên dồi dào vùng đất mới, nương tựa, đùm bọc nhau, chống chọi lại những thách thức, đe dọa của tự nhiên và xã hội. Cùng với những gì các nhà khảo cổ học tìm thấy trong mấy thập kỷ nay mách bảo rằng : cùng thời với các nền văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ và Sa Huỳnh ở Trung Bộ, từ cách chúng ta 2-3 nghìn năm, nơi đây đã có người sinh sống, đã xây dựng các nền văn hóa ở lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Có thể chia vùng văn hóa Nam Bộ thành ba tiểu vùng văn hoá: tiểu vùng văn hóa Đông Nam Bộ, tiểu vùng văn hóa Tây Nam Bộ, và tiểu vùng văn hóa Sài Gòn.

Về chủ thể văn hóa: Nam Bộ là nơi sinh sống xen cài giữa các cộng đồng người Việt, Khơ me, Chăm và Hoa, nên nơi đây cũng đã và đang diễn ra quá trình giao lưu, ảnh hưởng văn hóa khá sống động giữa các tộc nói trên, từ đó nảy nở những yếu tố, những giá trị văn hóa chung, thể hiện trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần như nhà cửa, ăn mặc, đi lại, trong đời sống tôn giáo, vui chơi giải trí, sinh hoạt văn nghệ. Hoàn cảnh tự nhiên và lịch sử khai thác vùng nam Bộ cũng đã tôi luyện con người ở đây những tính cách, cá tính tiêu biểu đó là tính cách Nam Bộ: dũng cảm, hiên ngang, hào hiệp, trọng nghĩa kinh tài, phóng khoáng, mến khách, bộc trực, nhạy cảm với cái mới. So với những vùng văn hóa ở nước ta thì Nam Bộ bộc lộ những sắc thái văn hóa tiêu biểu, đây là vùng đất mới bởi vậy nó vừa lạ lẫm, xa vời lại vừa thu hút vẫy gọi con người. Đây là miền đất tập hợp dân tứ xứ quy tụ về nên trong quá trình lịch sử trên 300 năm nay ở đây đã diễn ra quá trình giao lưu văn hóa sống động, tạo nên các nét đặc trưng của vùng văn hóa. Giao lưu ảnh hưởng ở đây trước hết là giữa các tộc người, giữa cư dân các địa phương với nhau và giao lưu ảnh hưởng với bên ngoài, như Campuchia, Mã Lai, Indonexia, Trung Quốc, và với phương Tây. Những giao lưu ảnh hưởng Việt, Khơ me, Chăm, Hoa thể hiện qua nhiều sinh hoạt văn hóa và nếp sống từ cách ăn mặc, xây cất nhà cửa, Việt hóa địa danh để gọi cho tiện, vay mượn tên các dòng họ, các ngày lễ hội….Họ chủ yếu sử dụng ngữ hệ Việt – Mường, Nam Đảo và Môn Khome.

Những đặc trưng văn hóa của vùng Nam Bộ: Đến Nam Bộ cái dễ gây ấn tượng không chỉ là khung cảnh thiên nhiên, các sắc thái chủng tộc, mà còn là nếp sống của con người qua cung cách sinh sống, làm ăn. Nhà cửa đơn sơ, làng xóm cũng như cơ cấu xã hội nơi thôn dã cũng không lấy gì làm bền chắc và chặt chẽ, cột chặt người nông dân ở lại quê cha đất tổ. Là vùng đất mới tứ xứ lưu dân tới khai phá, nên đất dễ sống họ trụ lại, khó sống họ ra đi, không có gì ràng buộc ngáng trở. Làng xã không có đất công để mà ban cấp, ai có sức khai phá thì biến thành của riêng, mua đi bán lại, người không có đất thì đi làm thuê, nay đây mai đó. Bởi thế trong xóm làng qua hệ cộng đồng không mạnh mẽ, mà còn lại là qua hệ cá nhân, họ hợp nhau, tương trợ, đùm bọc, nương tựa vào nhau ma sinh sống.

Ở Nam Bộ, làm ruộng vẫn là nghề gốc, dân Nam Bộ là dân làm ruộng, đất rộng người thưa, thiên nhiên trù phú lắm cá nhiều tôm, chim muôn thú vật, nên con người không đi theo hướng thâm canh, bắt đất xoay vòng để sản xuất ra thóc lúa nhiều nuôi sống mình, mà là khai hoang, quảng canh. Bên cạnh đó họ còn có biết bao nguồn lợi thiên nhiên khác để nuôi sống con người: cá tôm dưới sông rạch, chim chóc trên các vườn chim, mật ong ở rừng…., là những nguồn lợi thiên nhiên to lớn. Bên cạnh việc được mệnh danh là “đất làm chơi ăn thật” thì Nam Bộ còn là xứ sở của văn minh kênh rạch. Kênh rạch, đầm hồ, cửa biển tạo thành hệ thống chằng chịt bám chặt vào mọi nẻo của cả vùng, ở đó từ bao đời nay đã cung cấp cho họ nguồn hải sản phong phú dồi dào, nó quy đinh nhịp điệu làm ăn, làm gì, đi đâu, thậm chí thờ cúng, vui chơi người ta cũng tùy thuộc vào con nước lên hay ròng và phương tiện đi lại không thể thiếu đó chính là xuồng ba lá. Trong khung cảnh thiên nhiên và xã hội Nam Bộ, nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nam Bộ cũng có nhiều nét khác biệt. Cho tới nay, dù đa có nhiều cách ăn uống mang tính địa phương, nhưng ở người việt Nam Bộ vẫn còn lưu giữ một số tập tục ăn uống cổ truyền của cha ông ngày trước. Ở người Việt nam Bộ vẫn còn phổ biến nhiều món ăn và các thức nấu ăn truyền thống của miền Bắc và miền Trung, tuy nhiên trong điều kiện môi trường mới, những người nông dân Nam Bộ cũng đã cải biến những cách thức ăn uống này cho phù hợp. Với điều kiện môi sinh, thổ nhưỡng mới, những người di dân gốc gác từ miền Trung đã dần dần thích ứng với hoàn cảnh và điều kiện sinh hoạt mới, Quá trình chuyển đổi và thích ứng môi trường đó đã dần dần hình thành và phát triển ở người di dân những lối sống, sắc thái văn hóa mang tính tiêu biểu địa phương.

Ở Nam Bộ có đặc điểm nổi bật đó là việc sử dụng nguồn thực phẩm vô cùng đa dạng của thiện nhiên Nam Bộ. Ngoài việc sử dụng thực phẩm tươi sống người Nam Bộ rất ưa chế biến thực phẩm thành các loại khô, trữ để ăn dần như: khô cá đồng, khô tra, khô bóng bèo, khô các lóc, khô gộc, khô khoai, khô đuôi, khô mực, khô gúng, khô thịt, khô nai, khô chim, khô bò, khô vịt…Bên cạnh đó người dân Nam Bộ còn sử dụng một số sản phẩm độc đáo để chế biến các món ăn lạ như như các món ăn chế biến từ con đuông, dơi, chuột đồng, cóc, rùa, lươn, rắn…Đuông là loại ấu trùng màu trắng, mềm, sống trong ngọn cây dừa và cây chà là, ăn rất thơm ngon, dinh dưỡng cao, thịt béo, ngọt và thơm, người sành ăn thường nhúng đuông vào bột rồi chiên với mỡ, bơ rất được ưa chuộng cùng với chuột đồng. Bên cạn đó thịt dơi cũng là một món lạ ở Nam Bộ, người sành ăn thường thích món thịt dơi băm viên ướp sả, thịt dơi xào lăn. Huyết dơi thì được dùng hòa vào rượu uống có tác dụng hạ nhiệt và làm sáng mắt. Thịt rùa cũng được coi là món ăn ngon, quý và độc đáo ở Nam Bộ, thịt rùa xé phay là món ăn đặc trưng của Nam Bộ, trứng rùa cũng là món ăn ngon và bổ. Ngoài ra người Nam Bộ cũng ăn thịt cóc và được coi là thứ thịt mát, độ dinh dưỡng cao, sau khi bỏ da, gan, thịt cóc dùng đẻ nấu cháo. Việc sử dụng thực phẩm đa dạng của người dân Nam Bộ không phải là sự “tạp ăn” như nhiều người lầm tưởng, mà là dựa trên kinh nghiệm lâu đời, phong phú, ở sự phân tích tinh tế tác dụng của từng loại thực phẩm với các giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh.

Trải qua quá trình lịch sử lâu dài thì những tập quá, khẩu vị ăn uống của người Việt ở Nam Bộ đã phần nào bị ảnh hưởng trong quá trình tiếp biến văn hóa. Họ đã tiếp thu và cải biến một số món ăn gốc Khơ me cho hợp khẩu vị và trở thành món ăn khá đặc trưng của người Việt Nam Bộ ví như món canh chua là món canh khá đặc biệt của Nam Bộ, vốn do tiếp thu cảu người Khơ me. Món canh chua của người Khơ me đon giản, chỉ cần cho thêm mẻ và nêm mắm prahoc, thì canh chua của người Việt phong phú và đa dạng thực phẩm hơn với các loại rau mùi và nhiều rau đậu như đậu bắp, bạc hà, giá, dứa, cà chua, ..nấu với các lóc, cá bông lau và nêm thêm nước mắm. Vị không thể thiếu trong bát canh chua đó là me. Ở một chừng mực nào đó người Việt ở Nam Bộ đã tiếp thu ảnh hưởng ăn uống Ấn Độ và ảnh hưởng ăn uống của người Hoa thể hiện ở món cari và một số phương thức nấu ăn kiểu dùng nhiều mỡ như rán, chiên, xào, các món mì xòa, hủ tiếu, cơm chiên thập cẩm…Những ảnh hưởng trong giao lưu ăn uống không chỉ thấy trong ăn uống ở các cửa hàng, khách sạn, mà còn trong bữa ăn hàng ngày, thậm chí cả ở những bữa cỗ thường bảo lưu nhiều những tập tục truyền thống. Trên mâm cỗ vào ngày giỗ, hội lễ của người nông dân Nam Bộ không chỉ thấy các món ăn truyền thống của người Việt như: giò, chả, nem, gà luộc, canh miến, nộm dưa, các món ăn độc đáo cảu địa phương như: chả giò, chả đùm, bì cuốn..mà còn thấy cả những món như mì xào, hủ tiếu, cơm chiên thập cẩm gốc Hoa, cari gốc Ấn Độ, canh chua với bún gôc Khơ me, ragu bò ăn với bánh mì gốc Pháp.

Qua đây chúng ta có thể thấy món ăn Nam Bộ là sản phẩm độc đáo của miền đất mới, là kết quả của sự giao tiếp với nhiếu dân tộc, với các luồng văn hóa Đông, Tây. Trong môi trường tự nhiên giàu có sản vật, ăn uống của người Việt Nam Bộ là thể hiện sự dung hợp, hòa hợp cao giữa những vốn truyền thống sẵn có từ lâu đời đã hình thành và định hình từ miền Bắc và miền Trung, với những giao lưu, ảnh hưởng qua lại giữa các dân tộc cùng sống và khai phá vùng đồng bằng trù phú. Tuy nhiên, sự dung hợp ở đây không phải là sự cập nhật, chứa đựng những cái từ nhiều nguồn, mà nó vẫn có cái gì riêng, mang sức thái Nam Bộ rõ rệt. Lối sống , cách ăn uống của người Nam Bộ không đi vào cầu kì, tỉ mỉ, đi vào thưởng thức cái tinh tế của lối sống, cách ăn uống của họ thiên về sự dư dật, phong phú, ít chú ý tới cái tinh vi của cách nấu, cách bày, tới mỹ cảm trong ăn uống. Người Nam Bộ ăn nhiều, ăn no, ăn thoải mái. Khi có khách khứa, bnaj bè thì ăn uống là môi trường để con người bộc bạch, giãi bày, “nhậu lai rai” từ buổi này sang buổi khác. Do vậy, khung cảnh ăn uống của người Nam Bộ là con người và quan hệ con người chứ không phải là thiên nhiên, là cảnh đẹp nơi chốn kì thú như với người Huế. Nó thực sự trở thành một phong cách, một sắc thái ăn uống địa phương như Hà Nội, Huế, góp phần làm giàu sắc thái đa dạng của ăn uống Việt Nam.

Lối sống, cách ăn uống của người Nam Bộ không đi vào cầu kỳ, tỉ mỉ, đi vào thưởng thức cái tinh tế của lối sống, cách ăn. Ăn uống Nam Bộ thiên về sự dư dật, phong phú, chú ý tới cái tinh vi của cách nấu ăn, cách bày, mỹ cảm trong ăn uống. Người Nam Bộ ăn nhiều , ăn no, ăn thoải mái. Khi có khách khứa, bè bạn, ăn uống là môi trường để con người bộc bạch, dãi bày, “nhậu lai rai” từ buổi này sang buổi khác. Với xã hội mới hiện tại và mai sau, so với các nơi, cung cách ăn uống của người Nam Bộ sẽ hòa nhịp nhanh với nhịp sống công nghiệp, kinh tế hàng hóa, nhẹ gánh hơn với các truyền thống tiểu nông, phong kiến trước kia.

Biểu hiện của người phụ nữ Nam Bộ  là người ta nói tới bộ bà ba đen và tấm khăn rằn. Đó là phong cách đặc sắc và độc đáo của phụ nữ thường ngày của Nam Bộ. Bộ bà đen, chiếc quần, tuy nguồn gốc ngoại lai nhưng ít nhất từ hàng thế kỷ nay, nó đã là một bộ phận y phục quen thuộc của phụ nữ xứ này. Người Nam Bộ ở đó, ta thấy cội nguồn xa xưa từ tấm áo cánh ngắn xẻ vạt ngực thời vua Hùng, lại được người V nơi đất mới cách tân, biến đổi. Thân sau có nối sống hay khổ vải liền, một phần tay từ khủy trở lân vai liền phần cổ tay. Người thôn que, nam cũng như nữ, khi đi làm thường mặc áo bà ba đen, vừa tiện giặt giũ. Áo bà ba cải tiến thường chú ý đến các kiểu bâu, như lá sen, chữ U, bà lai, trái tim… Trong đó các loại bâu chữ U, trái tim…là loại cổ khoét, không có ve, gần với kiểu cổ áo truyền thống, còn các laoij bâu lá sen, cánh én…là các loại cổ có ve được tiếp thu từ kiểu y phục bên ngoài. Để hợ với bà ba, người ta cũng chọ những hàng xoa để may quần kiểu nối đáy, may hơi sát mông, ống hơi loe, đã tạo dáng đẹp, mềm mại, kín đáo hiền thục của người phụ nữ. Đó mới thật là một bản lĩnh vững chắc, bằng hòa đồng mạnh mẽ chứ không phải đóng kín, chối từ, người Nam Bộ vẫn giữ được tính cách và sắc thái văn hóa trong ăn mặc của mình. Nếu người ta nó đất Nam Bộ  ít chịu những ràng buộc của những tư tưởng nho giáo, những lề thói, khuôn phép phong kến lỗi thời, thì đây là vùng đất mới cư dân từ “tứ xứ” đổ về, nên lại dễ bén rễ, đâm chồi của những tôn giáo tín ngưỡng. từ bản địa cũng có mà từ ngoài du nhập vào cũng có, tạo nên diện mạo hết sức đa dạng, phức tạp của đời sống tâm linh. Bên cạnh các tôn giáo lớn từ ngoài du nhập như đạo Phật, Gia tô giáo, Tin Lành thì lại có các tôn giáo , tín ngưỡng địa phương như: Cao Đài, Hòa Hảo, đạo Dừa…

Các tín ngưỡng dân gian như thờ tổ tiên, thổ thần, tứ phủ… tính ra, số tín đồ các đạo đã hình thành các tổ chức ĐBSCL chiếm số lượng khoảng 1/3 cả nước (Đỗ Huy, Trường Lưu,1990). Thông qua đó chỉ muốn đề cập tới các nét tiêu biểu nhất của đời sống tâm linh con người ở đây. Tính đa dạng, phong phú ở đây trước nhất thể hiện trong các tín ngưỡng dân gian, đó là thờ cúng tổ tiên, các nghi thức lễ nghi công nghiệp, thờ cây, thờ đá, thờ hổ. Ở đây, chúng ta nhận ra một sắc thái tương đối đặc thì ở Nam Bộ  trên địa hạt tôn giáo, tín ngưỡng là dễ đi vào các khía cạnh mê tín, dị đoan, mà ở thời nào cũng thế, các thế lực xã hội khác nhau thường lợi dụng để kích động.

Tôn giáo, tín ngưỡng Nam Bộ cũng nhạy cảm hơn với các vấn đề đời sống chính trị, xã hộ. Thực tế lịch sử ở đây, từ Phật giáo, Giato giáo, các đạo Cao Đài, Hòa Hảo, các hội kín mang tính chất tôn giáo đều đã từng nhập cuộc trong các trào lưu chính trị và xã hội. Tính phức tạp, đa dạng của tôn giáo, tín ngưỡng Nam Bộ còn thể hiện ở sự kết hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn giữa chúng với các quá trình văn hóa và quá trình dân tộc.Nói cách khác, đằng sau mỗi hình thức tôn giáo, tín ngưỡng là một cộng đồng dân tộc hay dân cư, nó có khả năng hợp nhất lại hay phân rẽ.

Nói tới sắc thái văn hóa Nam Bộ phải kể đến tiếng nói Nam Bộ. Theo các nhà ngôn ngữ học, tiếng Nam Bộ là một phương ngữ của tiếng Việt phổ thông, hình thành cùng quá trình người Việt tới đây khai thác vùng đất mới, từ khoảng thế kỉ XVI – XVIII tới nay. Tiếng Nam Bộ mang trong nó những cội nguồn khác nhau của những con người từ muôn nơi lưu lạc tới, nhưng đồng thời cũng sản sinh và phản ánh thế giới tự nhiên và con người nơi đất mới này với bao màu sắc mới mẻ và đa dạng. Điều đáng nhấn mạnh là phương ngữ Nam Bộ hình thành cùng với quá trình hình thành chữ quốc ngữ và mảnh đất Nam Bộ chính là nơi đầu tiên giao mầm và phát triển chữ quốc ngữ. Chính môi trường đó làm cho phương ngữ Nam Bộ sớm có được sự thống nhất về không gian, khắc phục khác biệt địa phương, vừa phát triển nhanh các khẩu ngữ thành ngôn ngữ văn học.Đó là một cộng đồng phương ngữ có sức đồng hóa cao, không chỉ với những người đồng tộc mà còn với những tộc người khác, Khowme, Chăm, Hoa. Ngời ta nhận ra dễ dàng dấu vết của ngôn ngữ nói trong ngôn ngữ văn học và ngược lại.

Ngoài ra không thể không nói tới âm nhạc và ca hát ở Nam Bộ.Âm nhạc ở đây rất đa dạng và phức tạp. Đa dạng vì nó ẩn chứa nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ khác nhau của các dân tộc, các bộ phận dân cư thành thị, nông thôn, các tầng lớp xã hội khác nhau. Phức tạp bởi sự giao thoa, đan cài, hội tụ giữa nhiều văn hóa âm nhạc Việt – Khơme – Chăm – Tây Nguyên – Hoa, từ đó hình thành âm nhạc người Việt đồng bằng sông Cửu Long. Giữa nhạc bóng rỗi của ngời Việt DB sông Cửu Long với nhạc múa bóng của người Chăm, nhạc Arak của Khome có sự gần gũi với nhau. Tất cả những giao lưu, ảnh hưởng đó đã hòa quyện nhuần nhuyễn với nhau để tạo nên hiện tượng âm nhạc mang nhiều nét mới lạ, độc đáo. Điệu thức Nam Bộ là hệ thống các điệu thức trong đó điệu thức oán có cấu trúc âm điệu đặc sắc, gây ấn tượng mạnh cho người nghe, có sức phổ cập rộng rãi điệu thức 5 âm có bán âm là đặc sẩn thực thụ của dân ca Việt ở ĐBSCL. Các điệu thức này được thực hiện bằng dàn nhạc ngũ cung, có nhiều tương đồng với dàn nhạc dân gian Khơme. Nó còn thể hiện rõ netstrong dân ca Nam Bộ, qua các làn điệu lý: lý con sáo lý ngựa ô, lý đất giống…, qua các điệu hò: hò cày, hò thơ…, qua các điệu ru hát: hát đưa em, hát đưa tình. Ở Nam Bộ , người ta thường gọi cách trình diễn một số thể loại văn học dân gian hay sân săn khấu dân gian là “nói” : nói thơ, nó tuồng… , nó chứa đựng ý nghĩa sâu xa đó là các hình thức diễn xướng này gần gũi với đời thường, dân chúng, nó ẩn chưa tâm tư, nguyện vọng, ước muốn buồn vui của con ngời cần pahir được nói ra mà phải nói cho thành tiếng rõ lời, một yêu cầu quan trọng của các hình thực diễn xướng này. Còn vừ là một thể loại tự sự dân gian mạng tính đại chúng rộng rãi nhất ở Nam Bộ, nó chứa đựng những thông tin, khẩu báo những nộ dung thời sự nhất, xã hội, lịch sử, biểu diễn chinhgs trị đang có những thay đổi đảo lộn. Vừ có nhiều loại như vè đồng dao, có các bài vè lấy tích trong các truyện Nôm, vè đặt ra từ 1 tin thời sự, bài vừ mạng tính chất sử ca, khái quát cả 1 giai đoạn lịch sử lớn của dân tộc.

Truyện thơ và hình thức diễn xướng nói thơ cũng là một hoạt động văn nghệ dân gian phổ biến ở Nam Bộ. truyện thơ ở đây xuất hiện khá sớm, có khả năng truyện thơ Nôm Song Tinh Bất Dạ của Nguyễn Hữu Hòa đã có từ thế kỉ XVIII. Hình thức lưu hành chủ yếu là kể truyền miệng. Người ta đã phân thành các loại truyện thơ khác nhau :

üLoại “bổn cũ soạn lại” là các truyện thơ cổ được lưu truyền thừ xa xưa trong dân gian : Hoàng Trừu, Thoại Khanh Châu Tuấn…

üLoại  “truyện hậu” là các truyện thơ có chương hồi theo tiểu thuyết Tàu : La Thành tróc Ngũ vương…

üLoại “truyện thơ lịch sử” là phổ biến nhất. lấy nội dung đề tài ngay trong các sự kiện xã hộ đơng thời : thơ Sáu Trọng – Hai Đẩu…

Có một hình thức sinh hoạt văn hóa của quần chúng có lẽ có nguồn gốc từ sinh hoạt văn chương mang tính bác học, gọi là đố thai.

Nói tới đời sống nghệ thuật dân gian Nam Bộ chúng ta phải nói đến sân khấu cải lương, hát bội và chừng nào cả ca hát tài tử của người Việt, sân khấu Dù Kê của người Khome mang phong cách truyền thống như tuồng cổ. Cải lương là hình thức sân khấu ca kịch dân gian ra đời vào khoảng đầu thế kỉ này và nhanh chóng được phổ biến rộng rã trong nhân dân và nay đang tìm cách cải biên mang những hình thức nghệ thuật mới.Tuồng tức “hát bội” được ngời miền Trung mang vào và phổ biến đặc biệt sâu rộng trong nhân dân hơn hẳn tuồng ở miền Bắc. Tuy nhiên dường như chất bi hùng của nghệ thuật sân khấu này rất phù hợp với tâm lý và tính cách ngời Nam Bộ, những người ưa chuộng nghĩa khí, ưa tự do, thích tung hoành ngang dọc, đề cao trung hiếu, tiết nghĩa, tình thần yêu nước. Nam Bộ là vùng đất mới mở ra với muôn ngả giao lưu văn hóa qua lại sống động. Bởi vậy bên cạnh dòng văn học dân gian và những truyền thuyết nặng chất giai thoại mang tính ký lịch sử xã hội, thắm đượm màu sắc hoang đường, thì chúng ta còn thấy những ảnh hưởng văn học ở bên ngoài nhất là tiểu thuyết Tàu và Tây đến các hình thức văn học diễn xướng dân gian. Truyện Tàu được dịch và in thành từng cuốn mỏng, người biết chữ đọc cho đông người ngồi nghe. Ai không có tiền mua thì mượn truyeenjveef nói cho dân làng nghe, dần cuốn sách bị nhàu nát, phải dùng kẹp tre kẹp vào gáy sách cho cứng, giấy trở nên đen đúa. Đó là các truyện Tam quốc, Đông Chu liệt quốc, Tái sanh duyên… NHững tiểu thuyết Tàu này tác động nhiều đến quần chúng đến nỗi đám thành niên, trung niên lang bạn giang hồ ở Gia Định làm tấm gương để noi theo. Tiểu thuyết Tây cũng tác động thông qua các gánh hát đưa các cảnh, các hiệp sĩ trong tiểu thuyết thời Hy Lạp, La Mã lên sân khấu cải lương, ngoài khai thách các tích, các truyện cũ, đã đi đần vào khuynh hướng các chủ đề tình yêu, về cuộc sống xã hội đáp ứng khẩu vị của thị dân và các tầng lớp trí thức tiểu tư sản ở đô thị. Từ tiểu thuyết Tàu có tuồng Tàu, từ tieeut thuyết Tây có tuồng Tây.

Nói đến Nam Bộ, cả về phương diện kinh tế, xã hội, người ta hay nhấn mạnh tới tính “cá nhân”, tới quan hệ giữa các cá nhân, tính nổi trội. Tiêu biểu cho các sinh hoạt cộng đồng ấy là các lễ hội. Ở Nam Bộ, trong khung cảnh xóm ấp, ngôi đình không mang dáng vẻ thật tiêu biểu, Thành hoàng làng phần nhiều cũng là các vị thần vô danh được triều đình sau này phong tặng, hay các bản thân các vị công thần nhà Nguyễn sau khi chết trở thành các Thành hoàng các làng và được thờ cúng trong các đình. Ác xóm ấp hàng năm cũng có hội đình, ngoài cúng lễ còn có các trò chơi dân gian, làm các món ăn nghi thức để cúng thần. Làng theo đạo Hòa Hảo thì có lễ hội ngày thành lập đạo, có hàng triệu tín đồ tham gia, có tổ chức cúng lễ trên các bè ghe thả trôi trên sông, trên đó có thắp đèn lồng, diễn tuồng, đốt pháo. Ở các làng ven biển có lễ hội rước cá voi, vì ở đó có tục thờ cá voi. Có hương áng và đồ cúng làm lễ, có hát bội và phường nhạc tham gia. Lớn nhất trong các họi ở Nam Bộ là lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, cử hành vào 26/4. Ở nơi thờ cúng Nguyễn Trung Trực thường làm lễn kỉ niệm và mở hội tưởng nhớ ông. Vùng ngời Khome có lễ Năm Mới và lễ chào Mặt Trăng vào tháng 10.

Nói tới sắc thái riêng của Nam Bộ, không quên nhắc tớ tính cách Nam Bộ. Tính cách là một khía cạnh của văn hóa ứng xử và để lại dấu ấn rõ rệt trong mọi mặt đời sống văn hóa. Những người khai phá đất mới là những người coi nghĩa khí làm giàu, kết bạn bè huynh đệ giữa những người có nghĩa khí đáng tin cậy. Họ cư xử hào hiệp, trọng nghĩa khí, con khinh tiền tài, có thể vì nghĩa khí mà xả thân mình không nuối tiếc. Họ còn là những người mến khách, thông cảm, quý trọng nhau, có thể nhường cơm xẻ áo. Trong ứng xử, họ cởi mở , chan hòa, dễ kết thân, dễ hòa vào với cộng đồng mới lạ, không sĩ diện kiểu kẻ sĩ, không coi trọng môn đăng hộ đối. Người Nam Bộ xưa là những ngời ít có học, và cũng không coi việc học hành là con đường tiến thân, đổi đời. Họ còn bộc trực thẳng thắn, ít chữ nghĩa, văn chương rào đón. Họ thích kết thân bạn bè cùng nhau chè chén, ăn chơi xả láng ồn ào, nhưng sẵn trong họ một cái giừ đó mang nặng âm điệu sầu tư. Nên trong cuộc vui, họ ham mê ca xướng, hát bội, cải lương, nhất là các âm điệu vọng cổ chứa chất sầu vọng. Đó là 2 mặt của tâm lý con người Nam Bộ.

Có thể nói uyển chuyển, linh động, phóng khoáng, bao dung chính là bản sắc của văn hoá Việt ở Nam Bộ và văn hoá Nam Bộ nói chung.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: